|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Bài toán tăng vốn ngân hàng và sự đồng thuận của cổ đông

07:00 | 13/04/2017
Chia sẻ
Từ tháng 9/2017, các ngân hàng sẽ bắt đầu lộ trình áp dụng Basel II. Bài toán tăng vốn ngân hàng liệu có nhận được sự đồng thuận của cổ đông trong mùa đại hội năm nay.

Trước áp lực của lộ trình phát triển và đáp ứng các quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), cụ thể là các quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) hay chuẩn Basel II trong thời gian tới. Hàng loạt ngân hàng lên kế hoạch tăng vốn điều lệ trong năm 2017.

Theo lộ trình từ tháng 9/2017, 10 ngân hàng gồm Vietcombank, BIDV, VietinBank, ACB, MBB, Sacombank, Techcombank, VPBank, VIB và Maritime Bank sẽ bắt đầu lộ trình áp dụng Basel II.

bai toan tang von ngan hang va su dong thuan cua co dong
Ngân hàng luôn mong muốn hài hòa được lợi ích của mình với cổ đông khi chia cổ tức (Ảnh minh họa)

Việc tăng vốn ngân hàng được thực hiện bằng nhiều phương án khác nhau như phát hành cổ phiếu ra công chúng, phát hành cổ phiếu riêng lẻ, trả cổ tức bằng cổ phiếu, tăng vốn từ nguồn dự trữ (cổ phiếu thưởng)... Mùa đại hội cổ đông chỉ mới bắt đầu ở một vài ngân hàng nhưng có thể thấy phương án tăng vốn từ phát hành cổ tức bằng cổ phiếu được không ít ngân hàng lựa chọn.

Điển hình như đại hội thường niên 2017 của LienVietPostBank vào cuối tháng 3 đã thống nhất tỷ lệ cổ tức là 10%, trong đó 6% bằng cổ phiếu và 4% bằng tiền mặt.

Gần đây nhất là đại hội của ACB và VPBank, cổ đông thông qua cổ tức hoàn toàn bằng cổ phiếu. Trong đó, tỷ lệ cổ tức của ACB là 10% nhằm tăng vốn thêm gần 1.000 tỷ đồng; cổ tức VPBank là 32%, vốn tăng thêm 3.294 tỷ đồng.

Tương tự, BacABank cũng lên phương án tăng thêm 500 tỷ đồng vốn điều lệ gồm 400 tỷ đồng lấy từ nguồn trả cổ tức bằng cổ phiếu.

bai toan tang von ngan hang va su dong thuan cua co dong
Kế hoạch tăng vốn của các ngân hàng trong năm 2017. Đvt: Tỷ đồng. (Biểu đồ: Trúc Minh tổng hợp)

Trong khi đó, sự lựa chọn tăng vốn của Techcombank bằng cách chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với số vốn tăng thêm 5.000 tỷ, lên 13.878 tỷ đồng.

Nhằm đáp ứng các chỉ số an toàn về vốn và thanh khoản cho hoạt động kinh doanh, VIB cũng vừa đưa ra hai phương án tăng vốn điều lệ trong năm 2017. (1) trả cổ tức 5% bằng tiền mặt và 39,6% bằng cổ phiếu thưởng, vốn điều lệ dự kiến tăng lên 5.644 tỷ đồng; hoặc (2) trả cổ tức và cổ phiếu thưởng với tỷ lệ tối đa 44,6%, tăng vốn lên 8.185 tỷ đồng.

Một số ngân hàng khác cũng rục rịch kế hoạch tăng vốn trong năm 2017 như Vietcombank, MBBank, OCB, SCB (tăng thêm 1.705 tỷ lên 16.000 tỷ đồng) tuy nhiên chi tiết kế hoạch chưa được công bố.

Ngân hàng được lợi gì?

Khi hàng loạt quy chuẩn mới đang dần thực thi như quy định về CAR, về Basel II thì việc tăng vốn là ưu tiên hàng đầu của nhiều ngân hàng. Việc huy động vốn thông qua cổ phiếu thưởng hay cổ tức bằng cổ phiếu sẽ dễ dàng khi ngân hàng có sẵn nguồn tiền và cổ đông hiện hữu.

Bên cạnh đó, ngân hàng sẽ có thêm nguồn để bổ sung vốn ngay lập tức, mất rất ít chi phí vốn và không bị ảnh hưởng bởi giá cả của cổ phiếu trên thị trường. Ngân hàng cũng chủ động lượng vốn thu về hơn khi phát hành cổ phiếu ra bên ngoài.

Mặt khác, việc phát hàng ra bên ngoài cũng có thể gặp rủi ro không bán hết, ngân hàng phải chịu thêm một số chi phí liên quan đến dịch vụ tư vấn phát hành của bên thứ 3.

Cổ đông có chịu hy sinh?

Vấn đề đặt ra ở đây là những người chủ sở hữu của ngân hàng (cổ đông) có thực sự mong muốn và đồng thuận với những kế hoạch trên.

Bản chất của việc trả cổ tức bằng cổ phiếu là một cam kết tái đầu tư của cổ đông. Xét trong ngắn hạn, việc này làm thị giá cổ phiếu bị điều chỉnh giảm xuống và trở nên “rẻ hơn nữa” trong con mắt của nhà đầu tư.

Khi thị trường chứng khoán diễn biến tốt hay thị giá tăng thì việc nắm giữ thêm cổ phiếu được kỳ vọng mang lại lợi nhuận cho cổ đông. Ngược lại, khi thị trường đi xuống, giá cổ phiếu giảm thì việc trả cổ tức bằng cổ phiếu có thể khiến cổ đông không mặn mà. Chưa kể đến thời gian chia cổ phiếu thường mất từ 1 đến 2 tháng, đây cũng là yếu tố rủi ro về giá.

Tuy nhiên, xét về dài hạn, ngân hàng cần sự chia sẻ của cổ đông, đặc biệt trong quá trình tái cơ cấu, xử lý nợ xấu và áp dụng những quy chuẩn quốc tế trong hoạt động.

Với đặc thù ngành, việc tăng vốn hay chia cổ tức của các ngân hàng cần dựa trên năng lực quản trị rủi ro, định hướng ưu tiên tăng trưởng, sự phê duyệt của Ngân hàng Nhà nước... Mặt khác, ngân hàng cần cân nhắc lợi ích của cổ đông hiện hữu, tạo nguồn để tái đầu tư và dự phòng cho biến động kinh doanh về sau.

bai toan tang von ngan hang va su dong thuan cua co dong VIB dự kiến chia cổ tức và cổ phiếu thưởng 44,6%, phát hành cổ phiếu thưởng cho nhân viên

Theo tài liệu phục vụ ĐHĐCĐ vừa được công bố chiều 12/4, VIB dự kiến chia cổ tức và cổ phiếu thưởng 44,6%. Đại hội ...

bai toan tang von ngan hang va su dong thuan cua co dong ĐHCĐ VPBank: Niêm yết HOSE trong quý III, thương lượng bán FE Credit

Lãnh đạo VPBank cho hay trong quý III tới đây sẽ thực hiện niêm yết cổ phiếu VPBank trên HOSE, đồng thời đang thương lượng ...

bai toan tang von ngan hang va su dong thuan cua co dong ĐHCĐ Ngân hàng ACB: Quý I ước lãi gần 600 tỷ đồng

Tại đại hội thường niên 2017, cổ đông đã thông qua việc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (Mã: ACB) trả cổ tức ...

bai toan tang von ngan hang va su dong thuan cua co dong BacABank muốn tăng vốn điều lệ lên 5.500 tỷ, cổ tức 8%

Trong năm 2017, BacABank dự kiến tăng vốn từ 5.000 tỷ đồng lên 5.500 tỷ đồng, số vốn tăng thêm sẽ tập trung chủ yếu để ...

Trúc Minh