|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

ĐHĐCĐ MBBank: Giai đoạn 2017 - 2021 có thể sáp nhập với một ngân hàng khác

07:45 | 26/04/2017
Chia sẻ
Đại hội đồng cổ đông 2017 MBBank đã thông kế hoạch tăng vốn lên 18.155 tỷ đồng bằng phương thức chia cổ tức bằng cổ phiếu và ESOP. Ngân hàng cho biết sẽ hoàn tất thoái vốn MBLand trong năm nay, trong 5 năm tới có thể tiến hành sáp nhập với một ngân hàng khác.

Đại hội thảo luận

Trong các năm vừa qua, EPS của MBB gần như không tăng trưởng nên giá cổ phiếu không khả quan. Vậy trong thời gian tới ngân hàng có kế hoạch gì để nâng cao giá trị này?

Do đặt kế hoạch tăng vốn lên hàng đầu nên trong những năm qua ngân hàng có mức tăng vốn tương đối nhanh. Việc tăng vốn chủ yếu đến từ phương thức phát hành cổ phiếu do vậy ảnh hưởng đến EPS của MBBank.

Trong thời gian tới, MBBank sẽ tăng cường việc tăng vốn từ trái phiếu dài hạn để giảm bớt chi phí. Với kế hoạch tăng trưởng trong năm 2017 đã nêu trên thì dự kiến EPS của cổ phiếu MBBank sẽ tăng.

MBBank có kế hoạch trích lập dự phòng bao nhiêu cho nợ xấu và nợ tại VAMC. Kế hoạch thu hồi nợ xấu tại VAMC là bao nhiêu trong năm? Tỷ lệ thu hồi nợ từ ngoại bảng là bao nhiêu?

Ngân hàng dự kiến sẽ trích lập dự phòng 2.100 tỷ đồng trong năm 2017, mua lại 1.800 tỷ đồng nợ từ VAMC. Với tiến triển như vậy, giữa năm sau MBBank có thể mua toàn bộ nợ từ VAMC.

Về nợ ngoại bảng, MBBank tập trung thu hồi khoản nợ lớn và có khả năng thu hồi cao, mỗi năm thu hồi được khoảng 15%.

Hoàn tất thoái vốn MBLand trong năm 2017

Kế hoạch thoái vốn tại MBLand?

Việc thoái vốn từ Công ty Cổ phần Địa ốc MB - MBLand là nhu cầu bắt buộc theo quy định của NHNN, theo đó MBBank sẽ phải đưa mức sở hữu tối đa tại MBLand là 11%. Tuy nhiên theo Phó Chủ tịch HĐQT Lưu Trung Thá, HĐQT có thể sẽ xem xét thoái toàn bộ vốn nếu thuận lợi.

Hiện tại MBBank đã thuê Chứng khoán SSI định giá và tìm đối tác chiến lược. Dự kiến việc thoái vốn sẽ được hoàn tất trong năm 2017.

Chỉ số an toàn vốn (CAR) theo Basel II là bao nhiêu?

Chỉ số CAR hiện tại là 10,2%, CAR hợp nhất là 12%. MBBank cũng nằm trong nhóm 10 ngân hàng sẽ áp dụng thí điểm Basel II.

Trong thời gian tới MBBank sẽ thực hiện tăng vốn cấp 2 để có thể đáp ứng được đúng lộ trình theo Basel II.

Đề nghị lãnh đạo cập nhật tình hình hoạt động của hai công ty mới thành lập?

Đây là hai công ty có đối tác kinh doanh nước ngoài với lợi thế mạng lưới hệ thống rộng khắp và sự am hiểu thị trường châu Á. Năm 2016, hai công ty đã kiện toàn bô máy nhân sự và chính thức đưa sản phẩm ra thị trường.

Công ty tài chính tiêu dùng Mcredit có đối tác là Ngân hàng Shinsei (Nhật Bản) nhắm đến đối tượng tiêu dùng bình dân. Trong 4 tháng đi vào hoạt động đã có 5.300 tài khoản cho khách hàng, hướng tới ROE 15% trong 3 năm. Công ty bảo hiểm MB Ageas đã bán sản phẩm chính thức từ tháng 3 thông qua 7 chi nhánh MBBank.

Lý do lựa chọn chuyển dịch ngân hàng số trong mục tiêu chiến lược?

Công nghệ số tồn tại trong mọi lĩnh vực, có ưu điểm nhanh và quy mô sử dụng rộng rãi thông qua internet, mobile. Bằng hướng phát triển này ngân hàng sẽ tận dụng được lợi thế đối tác như Viettel để phát triển mạng lưới.

Ông Trần Đăng Phi - Phó chánh thanh tra NHNN cho biết NHNN đang lên kế hoạch thực hiện tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM). Chậm nhất tháng 6 năm nay tất cả các NHTM sẽ thực hiện cơ cấu lại và MBBbank cũng cần có những thay đổi để đáp ứng với yêu cầu đó.

Ông Lê Công - Phó chủ tịch HĐQT công bố tỷ lệ chi trả cổ tức năm 2016 là 11% trong đó 6% trả bằng tiền mặt (đã thực hiện tạm ứng vào tháng 3) và 5% trả bằng cổ phiếu. Mức dự kiến chi trả này đã được phê duyệt của NHNN.

Giai đoạn 2017 - 2021 có thể sáp nhập với một ngân hàng khác

Ông Lê Hữu Đức - Chủ tịch HĐQT MBBank cho biết, giai đoạn chiến lược 2017 - 2021, MBBank có thể thực hiện mua bán sáp nhập với một ngân hàng khác để tăng quy mô nếu phù hợp và hiệu quả, đồng thời hài hoà lợi ích giữa cổ đông và các nhà đầu tư.

MBBank cũng sẽ thực hiện đầu tư chuyển dịch ngân hàng ứng dụng số, liên kết hợp tác với Viettel, đẩy mạnh bán chéo bảo hiểm (bancas), nghiệp vụ ngân hàng đầu tư.

Về hoạt động quản trị điều hành, ông Lưu Trung Thái - Tổng giám đốc cho biết sẽ tập trung đào tạo nhằm tăng năng suất lao động thêm 10%.

dhdcd mbbank giai doan 2017 2021 co the sap nhap voi mot ngan hang khac
ĐHĐCĐ thường niên 2017 của MBBank sáng 26/4/2017 tại Hà Nội. (Ảnh: Diệp Bình).

Tăng vốn điều lệ lên 18.155 tỷ đồng

Tại đại hội lần này, MBBank trình kế hoạch tăng vốn từ 17.127 lên 18.155 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức đợt 2/2016 và chào bán cổ phiếu cho nhân viên (ESOP).

Đợt 1 dự kiến vào quý II – quý IV/2017, MBBank sẽ phát hành khoảng 85,6 triệu cổ phiếu trả cổ tức 2016 tỷ lệ 5% (sở hữu 100 cổ phiếu sẽ được nhận 5 cổ phiếu). Nguồn thực hiện lấy từ lợi nhuận sau thuế 2016 sau khi đã trích lập các quỹ. Số cổ phiếu này không bị hạn chế chuyển nhượng.

dhdcd mbbank giai doan 2017 2021 co the sap nhap voi mot ngan hang khac
Kế hoạch tăng vốn điều lệ trong năm 2017 của MBBank (Nguồn: MBBank)

Trong thời gian trên, MBBank cũng sẽ chào bán đợt 2 với khoảng 17,1 triệu cổ phiếu ESOP. Giá chào bán dự kiến 10.000 đồng/ cổ phiếu, chỉ bằng 2/3 thị giá cổ phiếu MBB tại thời điểm cuối tuần qua là 15.200 đồng/cổ phiếu. Thời gian hạn chế chuyển nhượng là một năm

Việc tăng vốn điều lệ lần này là nhằm mục đích nâng cao năng lực tài chính, năng lực hoạt động và khả năng cạnh tranh của MBBank. Phần vốn tăng trong năm 2017 sẽ được dự kiến sử dụng cho đầu tư xây dựng trụ sở hoạt động, văn phòng chi nhánh, công nghệ và các thiết bị (khoảng 270 tỷ đồng), phần còn lại dùng để bổ sung vốn khác khoảng 758 tỷ đồng (chưa có kế hoạch chi tiết).

Lợi nhuận trước thuế 4.300 tỷ đồng

Trong năm 2017, ngân hàng cũng dự kiến tăng trưởng lợi nhuận ở mức 16%, lợi nhuận trước thuế theo kế hoạch đạt 4.300 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu đảm bảo dưới mức 1,5%.

Tổng tài sản tăng 10%, lên mức 274.500 tỷ đồng. Tổng dư nợ cho vay tăng 16% lên 172.704 tỷ đồng; tổng huy động khách hàng tăng 8% lên 211.450 tỷ đồng. Ngân hàng cũng đặt ra kế hoạch chia cổ tức trong năm 2017 với tỷ lệ dự kiến là 11% bằng tiền hoặc cổ phiếu.

Vốn chủ sở hữu của MBBank tính đến 31/12/2016 tăng trưởng 14,7%, đạt 26.588 tỷ đồng; lợi nhuận đạt 3.650 tỷ đồng, tăng 13% so với 2015.

Cuối năm 2016, MBBank đưa vào hoạt động hai công ty thành viên mới là MB Ageas Life hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ và Mcredit hoạt động trong phân khúc tài chính tiêu dùng.

dhdcd mbbank giai doan 2017 2021 co the sap nhap voi mot ngan hang khac MBBank sẽ tăng vốn lên 18.155 tỷ đồng

Với kế hoạch chia cổ tức 6% bằng cổ phiếu và chào bán cổ phiếu cho cán bộ nhân viên, MBBank dự kiến tăng vốn ...

dhdcd mbbank giai doan 2017 2021 co the sap nhap voi mot ngan hang khac MBBank đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế 4.300 tỷ đồng năm 2017

Theo báo cáo của công ty Chứng khoán MB (MBS), ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank, mã MBB) đã đưa ra mức mục tiêu lợi ...

dhdcd mbbank giai doan 2017 2021 co the sap nhap voi mot ngan hang khac MBBank sắp đại hội thường niên bàn chuyện tăng vốn

Đại hội dự kiến tổ chức vào ngày 26/4, MBBank sẽ bàn chi tiết về kế hoạch sử dụng vốn chủ sở hữu và lộ ...

dhdcd mbbank giai doan 2017 2021 co the sap nhap voi mot ngan hang khac Top 3 ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất 2016

ACB, MBBank và Vietinbank là ba ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất trong năm vừa qua, trong đó ACB là ngân hàng ...

Diệp Bình

Vàng, đô và lãi suất: Ý nghĩa như thế nào với kinh tế Việt Nam?
Tỷ giá USD/VND đã tăng 4,5% so với đầu năm, cao hơn 1% so với mức mất giá bình quân dưới 3,5% trong gần 1 thập kỷ. Điều này đã gây sức ép lớp lên các nhà điều hành phải đưa ra một loạt các chính sách kết hợp nhằm ngăn chặn sự giảm giá của đồng VND, tạo ra những tác động nhất định lên thị trường tài chính.