|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

4 ngân hàng lớn nhất Úc có thể phải tăng thêm vốn

13:21 | 12/11/2018
Chia sẻ
Cơ quan quản lý ngân hàng của Úc cuối tuần trước cho biết, họ muốn tăng lượng vốn dự phòng của các ngân hàng, yêu cầu tăng vốn thứ ba của họ trong 3 năm qua.
4 ngan hang lon nhat uc co the phai tang them von Các ngân hàng đồng loạt tăng vốn
4 ngan hang lon nhat uc co the phai tang them von Ngân hàng lớn nhất Úc bị kiện
4 ngan hang lon nhat uc co the phai tang them von
Ảnh minh họa

Theo đó, Cơ quan giám sát tài chính và bảo hiểm Úc (Australian Prudential Regulation Authority - APRA) muốn 4 nhà cho vay lớn nhất của Úc tăng vốn khả dụng từ 4 đến 5 điểm phần trăm vào năm 2023 từ mức 14,5% tổng tài sản có rủi ro như hiện nay lên 18,5% đến 19,5%, theo một bài viết trên trang web của APRA. Điều đó có nghĩa 4 ngân hàng Big Four của Úc sẽ phải tăng thêm vốn từ 67 đến 83 tỷ USD trong hơn 4 năm tới.

APRA đã yêu cầu các ngân hàng lớn của Úc phải tăng vốn hai lần kể từ năm 2015 trong nỗ lực ngăn chặn rủi ro của khu vực tài chính trước các cú sốc toàn cầu. Bộ đệm vốn bổ sung sẽ giúp các ngân hàng Úc đáp ứng với các tiêu chuẩn quốc tế mới được phát triển bởi Ủy ban Basel về Giám sát ngân hàng và đã được chấp nhận bởi Canada cũng như các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu.

National Australia Bank - ngân hàng lớn thứ tư của Úc theo giá trị thị trường, cho biết sẽ cần tăng vốn lên 19 tỷ AUD (13,8 tỷ USD) đồng thời giảm hoạt động cho vay để đáp ứng yêu cầu mới nhất.

Cũng giống như vậy, Westpac Banking Corp. cũng cho biết sẽ cần tăng vốn thêm 21 tỷ AUD và thu hẹp các hình thức tài trợ khác. Trong khi ANZ Banking Group cần tăng thêm 20 tỷ AUD vốn bổ sung; Commonwealth Bank of Australia cần tăng vốn thêm khoảng từ 18 tỷ AUD đến 23 tỷ AUD.

Hiện 4 nhà cho vay lớn nhất Úc này đang nắm giữ tới 80% thị phần cho vay của quốc gia này. Điều đó càng khiến cho người ta lo ngại bất kỳ một sự đổ vỡ nào ở những định chế này đều có thể tàn phá nghiêm trọng nền kinh tế. Chủ tịch APRA Wayne Byers cũng cho biết trong một tuyên bố rằng, mục đích của đề xuất này là để đảm bảo rằng sự đỗ vỡ của một tổ chức tài chính có thể được giải quyết một cách có trật tự.

APRA cho biết, các ngân hàng có thể sử dụng bất kỳ hình thức vốn nào để đáp ứng các yêu cầu cao hơn. Trong bối cảnh hiện nay, giới chuyên môn dự đoán, phần lớn lượng vốn đệm tăng thêm sẽ là vốn vay cấp 2 thứ cấp. APRA cũng kỳ vọng rằng phần lớn lượng vốn tăng thêm sẽ là vốn cấp 2 và nó sẽ được chuyển thành cổ phiếu phổ thông hoặc được xóa bỏ tại thời điểm không xác định. Các yêu cầu về vốn bổ sung, mà APRA ước tính sẽ tăng chi phí tài trợ lên tới 5 điểm cơ bản trong 4 năm tới, sẽ là một khó khắn lớn với các ngân hàng vốn đang phải đối mặt với lợi nhuận giảm sút.

“Điều này có thể làm thay đổi đáng kể cung/cầu vốn và đưa lãi suất thị trường vốn cấp 2 vào khu vực chưa từng được biết đến”, Brendan Sproules - một nhà phân tích ngân hàng của Citigroup cho biết. Các khoản nợ thứ cấp chỉ được hoàn trả sau khi các khoản nợ cao cấp của một công ty đã được thanh toán, trong trường hợp ngân hàng bị buộc phải thanh lý. Mặc dù cơ quan quản lý không mong muốn các ngân hàng sẽ tăng lãi suất do yêu cầu mới, Sproules cho biết, các ngân hàng sẽ có khả năng định giá và chuyển chi phí cuối cùng cho khách hàng.

Cơ quan xếp hạng S&P Global cho biết, nếu được thực hiện, kế hoạch của APRA trong việc tăng khả năng hấp thụ tổn thất của ngân hàng sẽ khiến định chế này nâng triển vọng xếp hạng của mình đối với 4 ngân hàng Big Four của Úc thành “ổn định” từ “tiêu cực”.

Đề xuất quy định mới đến khi các ngân hàng lớn của Úc chuẩn bị cho việc siết chặt quy định hơn sau khi một cuộc điều tra công khai đã phát hiện khá nhiều vi phạm phổ biến trong ngành tài chính. Tuy nhiên APRA vẫn đang trong giai đoạn lấy ý kiến phản hồi của ngành công nghiệp tài chính trước khi các đề xuất được thực hiện.

Xem thêm

Mai Ngọc