|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Ấn Độ loại doanh nghiệp Trung Quốc khỏi các dự án công

16:58 | 30/07/2020
Chia sẻ
Ấn Độ thắt chặt các hạn chế đối với doanh nghiệp Trung Quốc muốn cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ cho chính phủ, mở rộng các biện pháp trả đũa kinh tế đối với Bắc Kinh sau xung đột biên giới trên dãy Himalayas.
Ấn Độ tăng cường trả đũa Trung Quốc trên mặt trận kinh tế - Ảnh 1.

Người biểu tình Ấn Độ kêu gọi tẩy chay hàng hóa do Trung Quốc sản xuất. Ảnh: AP

Theo các qui định thu mua vừa sửa đổi tuần trước, doanh nghiệp thuộc quốc gia có chung biên giới với Ấn Độ phải đăng kí với những cơ quan liên quan và nhận được sự cho phép từ Bộ Ngoại giao và Bộ Nội vụ Ấn Độ trước khi đấu thầu hợp đồng.

Theo Nikkei Asian Review, những qui định này áp dụng cho hàng loạt doanh nghiệp khu vực công, bao gồm chính quyền bang, doanh nghiệp và ngân hàng của nhà nước cũng như các hình thức đối tác công-tư.

Dù Ấn Độ giáp với 6 nước, các điều khoản miễn trừ khiến cho phạm vi của qui định chỉ còn tác động tới Trung Quốc và Pakistan. Trong đó, Trung Quốc là nước duy nhất thực sự liên quan tới hoạt động thu mua của chính phủ Ấn Độ.

Chính phủ Ấn Độ cho biết những biện pháp nhắm tới việc "củng cố an ninh quốc phòng và quốc gia". Tuy nhiên, mục tiêu của Ấn Độ rõ ràng là để loại trừ hoàn toàn doanh nghiệp Trung Quốc khỏi khu vực kinh tế công. Ấn Độ đã liên tục hạn chế doanh nghiệp Trung Quốc kể từ cuộc xung đột biên giới hồi giữa tháng 6 khiến 20 binh sĩ nước này thiệt mạng.

Bang Bihar của Ấn Độ đã hủy bỏ một hợp đồng xây dựng cây cầu trị giá 390 triệu USD bắc qua sông Ganges do có sự tham gia của doanh nghiệp Trung Quốc. Bang Maharashtra cũng đóng băng ba khoản đầu tư của Trung Quốc, bao gồm cả kế hoạch mua một nhà máy General Motors do Great Wall Motor điều hành.

Ấn Độ cũng tăng cường kiểm soát các lô hàng từ Trung Quốc, khiến những sản phẩm như điện thoại di động bị tắc nghẽn ở cảng.

Tháng 7, Thủ tướng Narendra Modi tuyên bố Ấn Độ phải giảm sự phụ thuộc vào thiết bị năng lượng mặt trời nhập khẩu. Chính phủ Ấn Độ dự kiến sẽ áp đặt các biện pháp hạn chế nhập khẩu nhắm vào Trung Quốc. Ấn Độ nhập khẩu khoảng 80% tấm quang điện từ Trung Quốc.

Tháng trước, Ấn Độ ra lệnh cấm 59 ứng dụng chủ yếu từ Trung Quốc, bao gồm TikTok và WeChat. 

Chính phủ Ấn Độ đã dè chừng Bắc Kinh từ trước khi căng thẳng biên giới Ấn-Trung bắt đầu leo thang từ tháng 5. Hồi tháng 4, Ấn Độ sửa đổi luật đầu tư trực tiếp nước ngoài, yêu cầu doanh nghiệp các nước láng giềng phải nhận được sự cho phép của chính phủ trước khi đầu tư vào doanh nghiệp Ấn Độ.

Giống như các qui định thu mua mới, đối tượng bị nhắm đến trực tiếp bởi sự thay đổi này là Trung Quốc.

Trung Quốc là nhà xuất khẩu hàng đầu sang Ấn Độ trong năm tài khóa 2019, chiếm 14% tổng kim ngạch nhập khẩu của Ấn Độ. Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc vào Ấn Độ trong 5 năm liên tiếp cho đến năm tài khóa 2020 đạt 4,3 tỉ USD, gấp hơn hai lần con số của 5 năm trước đó.

Các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đang thâm nhập vào thị trường Ấn Độ, còn nhà đầu tư Trung Quốc rót tiền vào những startup nổi trội của nước này, ví dụ như Paytm.

Ông Chandramouli Nilakantan, CEO hãng tư vấn TRA Research nhận định lệnh cấm ứng dụng Trung Quốc và những biện pháp khác nhắm vào Bắc Kinh là "con dao hai lưỡi" đối với Ấn Độ và có thể sẽ không kéo dài.  


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Giang

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.