|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

7 rủi ro lớn nhất với kinh tế Nhật năm 2018

16:15 | 06/01/2018
Chia sẻ
Không còn nghi ngờ gì nữa, cuộc khủng hoảng Triều Tiên sẽ tác động không nhỏ đến kinh tế Nhật năm nay.
7 rui ro lon nhat voi kinh te nhat nam 2018 Nhật Bản ghi nhận năm xuất khẩu tốt nhất kể từ 2008
7 rui ro lon nhat voi kinh te nhat nam 2018 Kinh tế Nhật Bản ghi nhận tăng trưởng 7 quý liên tiếp

Nhìn chung, kinh tế Nhật năm 2017 đã tăng trưởng tốt. Vậy chúng ta nên trông chờ điều gì với kinh tế Nhật năm 2018?

7 rui ro lon nhat voi kinh te nhat nam 2018

Nhìn chung, các chuyên gia kinh tế, nhà phân tích đều dự báo lạc quan về kinh tế Nhật năm tới. Tuy nhiên vẫn còn 7 rủi ro mà kinh tế Nhật có thể phải đối đầu:

Cuộc khủng hoảng Triều Tiên

Không còn nghi ngờ gì nữa, cuộc khủng hoảng Triều Tiên sẽ tác động không nhỏ đến kinh tế Nhật năm nay. Nhiều người cho rằng cuộc đối đầu quân sự sẽ xảy ra trong khi nhiều người khác tin rằng điều này hoàn toàn không thể.

Không ai có thể khẳng định chắc chắn về điều này, chính vì vậy hẳn sẽ rất dại dột nếu tin rằng sẽ hoàn toàn không có rủi ro xung đột quân sự trên bán đảo Triều Tiên.

Một cuộc đối đầu quân sự hẳn sẽ vô cùng tồi tệ với sự an ninh và thịnh vượng của nước Nhật, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng đến đâu sẽ còn tùy thuộc vào việc xung đột quân sự lớn thế nào.

Nếu xung đột quân sự chỉ diễn ra trên quy mô nhỏ và trong thời gian ngắn, ảnh hưởng không đáng kể. Tuy nhiên nếu xung đột kéo dài và diễn ra trên diện rộng, chắc chắn kinh tế Nhật sẽ phải chịu nhiều tác động tiêu cực.

Ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc xung đột vũ trang Triều Tiên (nếu có) sẽ không chỉ diễn ra trong nửa đầu năm 2018 mà thậm chí kéo dài cả năm nay.

Lãnh đạo mới của Ngân hàng Trung ương Nhật

Tháng 3/2018, Ngân hàng Trung ương Nhật sẽ chính thức có phó thống đốc mới và đến tháng Tư, thống đốc mới sẽ lên nhậm chức. Nhìn chung giới chuyên gia tài chính tiền tệ khẳng định sẽ không có quá nhiều rủi ro lớn từ việc bổ nhiệm người mới vào các vị tri này.

Tuy nhiên họ quan tâm đến việc ai sẽ trở thành người kế nhiệm của ông Kuroda trong khi trên thực tế phần đông giới chuyên gia và các nhà hoạch định chính sách tin rằng ông sẽ sớm được tái bổ nhiệm.

Thế nhưng điều quan trọng nhất cần phải quan tâm chính là việc chính sách tiền tệ hiện tại sẽ được duy trì như thế nào. Khi mà Thủ tướng Shinzo Abe sẽ tiếp tục nắm quyền, nhiều khả năng ông sẽ chọn ai chắc chắn muốn duy trì chính sách như hiện nay.

Cuộc đua trong nội bộ Đảng Dân chủ Tự do (LDP)

Đã nhiều thập niên qua, đảng LDP luôn được coi là đảng có quyền lực lớn nhất ở Nhật. Tháng 9/2018, đảng LDP sẽ lựa chọn người đứng đầu đảng.

Cho đến hiện tại, một số chính trị gia như ông Shigeru Ishiba và ông Shinjiro Koizumi đã thể hiện sự quan tâm đến việc tham gia chạy đua vào vị trí người lãnh đạo đảng, tuy nhiên nhiều khả năng Thủ tướng Nhật Shinzo Abe sẽ vẫn vững vàng ở vị trí này.

Thủ tướng Shinzo Abe là người duy nhất đã chiến thắng liên tiếp 5 cuộc tổng tuyển cử tại Nhật.

Chính sách kích thích tài khóa

Năm ngoái, truyền thông thế giới không khỏi chú ý đến Nhật khi mà kinh tế Nhật tăng trưởng được 7 quý liên tiếp và lần đầu tiên lập được kỷ lục này trong gần 30 năm. Tin tức này tất nhiên đáng lạc quan, tuy nhiên, các thành tố tăng trưởng có thể không tốt như nhiều người kỳ vọng.

Tăng trưởng kinh tế Nhật chủ yếu đến từ nhu cầu tiêu dùng bên ngoài đất nước còn trong khi đó nhu cầu tiêu dùng nội địa vẫn chỉ ở mức thấp. Nhiều chuyên gia khẳng định tiêu dùng nội địa sẽ chỉ tăng mạnh với điều kiện doanh nghiệp tăng lương cho nhân viên, và rồi cái “vòng luẩn quẩn” đó sẽ vẫn tiếp diễn giúp kinh tế tăng trưởng.

Chính vì vậy, chính phủ Nhật có thể giúp hỗ trợ cho điều này bằng cách tung thêm tiền vào nền kinh tế thông qua nới lỏng chính sách tài khóa. Tuy nhiên, bên trong nội bộ chính phủ Nhật giờ vẫn đang tồn tại hai luồng ý kiến trái ngược nhau, một bên muốn nới lỏng chính sách tài khóa trong khi bên kia vẫn muốn thắt chặt chi tiêu. Cuộc đối đầu về định hướng chính sách này chắc chắn sẽ còn kéo dài.

Chính sách tiền tệ của Mỹ

Thị trường chứng khoán tăng điểm mạnh và số liệu kinh tế Mỹ tích cực có thể coi như những yếu tố tích cực nhất của kinh tế toàn cầu. Theo phân tích của giám đốc bộ phận nghiên cứu kinh tế tại công ty chứng khoán Marusan, ông Seiji Adachi, Fed thực ra không thu hẹp quá nhiều bảng cân đối kế toán dù đã nâng lãi suất cơ bản đồng USD đến ba lần.

Chủ tịch tiếp theo của Fed, ông Jerome Powell, sẽ tiếp tục định hướng chính sách tiền tệ thận trọng tuy nhiên, không thể loại bỏ sẽ vẫn có những rủi ro nhất định.

Trung Quốc

Năm 2017 có thể coi như năm sức mạnh kinh tế Trung Quốc trở lại. Năm 2016, đồng nhân dân tệ giảm giá sâu, chính phủ Trung Quốc mạnh tay kiểm soát dòng vốn ra vào đất nước và ứng phó với áp lực giảm phát, nhờ vậy sang năm 2017, tình hình kinh tế Trung Quốc đã ổn định hơn.

Tuy nhiên, kinh tế Trung Quốc có mấy vấn đề căn bản. Ngoài vấn đề nợ cao, mối quan hệ vĩ mô giữa kinh tế Trung Quốc và Mỹ đang có những trục trặc.

Trung Quốc neo tỷ giá đồng nhân dân tệ vào đồng USD của Mỹ, khi Fed thắt chặt chính sách tiền tệ, Trung Quốc có hai lựa chọn, hoặc Trung Quốc nâng lãi suất cơ bản đồng nhân dân tệ, hoặc thắt chặt kiểm soát vốn để dòng vốn không ra khỏi đất nước.

Cho đến nay, Trung Quốc đã thành công trong việc kiểm soát dòng vốn ra ngoài tuy nhiên không phải đã hết những rủi ro.

Rủi ro địa chính trị khác

Đáng tiếc, Nhật không chỉ đối đầu với rủi ro địa chính trị từ Triều Tiên. Khu vực Đông Á giờ đây đã trở thành một trong những điểm nóng bất ổn trên thế giới. Đài Loan cũng tiềm ẩn rủi ro xung đột, cùng lúc đó Nhật cũng đang có những đối đầu với Trung Quốc liên quan đến vấn đề đảo Senkaku.

Cùng lúc đó, khu vực Trung Đông vẫn đang tồn tại quá nhiều bất ổn có liên quan đến Mỹ, Israel, Saudi Arabia và Iran.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Trung Mến