5 lý do khiến khách hàng tiềm năng không tin tưởng doanh nghiệp
Được khách hàng yêu thích rõ ràng là rất quan trọng đối với doanh nghiệp của bạn. Tập đoàn Apple là một ví dụ. Đối với rất nhiều người, khi nghĩ đến công ty mà họ yêu thích thì cái tên Apple ngay lập tức xuất hiện trong tâm trí họ với những sản phẩm chất lượng, thân thiện với người dùng và vị thế của công ty thì ở top của ngành công nghệ. Vì vậy, hãy làm mọi thứ bạn có thể để khách hàng yêu thích công ty của bạn.
Nhưng bạn cũng cần đến sự tin tưởng của khách hàng nữa vì họ có xu hướng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp mà họ tin tưởng cho dù họ có thể không thật sự thích sản phẩm/dịch vụ đó
Việc cung cấp những thông tin chính xác và độ tin cậy trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ là 2 yếu tố quan trọng trong việc dành được sự tin tưởng từ khách hàng. Nhưng không chỉ có vậy, niềm của khách hàng còn phụ thuộc vào việc bạn truyền đạt hình ảnh của mình như thế nào tới khách hàng. Nếu khách hàng cảm thấy doanh nghiệp của bạn có sự cẩu thả, luộm thuộm, hoặc không thể hiểu được nhu cầu của họ, thì bạn sẽ bị loại ngay khỏi danh sách mà họ tin tưởng.
Dưới đây là một số việc làm khiến doanh nghiệp không chiếm được sự tin tưởng từ những khách hàng tiềm năng, theo Entrepreneur:
Không chú trọng đến nội dung và hình thức của website công ty
Một website được thiết kế cẩu thả, giao diện và trải nghiệm người dùng tồi tệ sẽ là thảm họa đối với bất kì doanh nghiệp nào chứ không riêng gì những doanh nghiệp thương mại điện tử. Ngay cả với một cơ sở kinh doanh truyền thống, website thường là nơi mà bạn có thể tạo nên những ấn tượng đầu tiên. Nếu website mà có vấn đề, khách hàng có thể nghĩ những hoạt động khác của công ty bạn cũng có những vấn đề tương tự.
Nhiều doanh nghiệp thậm chí còn không hiểu rõ về chính những gì họ làm. Bạn cần phải làm cho khách hàng hiểu rõ các giá trị của mình: bạn làm gì, những hành động đó có lợi gì cho khách hàng? Bạn khác với các đối thủ cạnh tranh thế nào? Đừng cho rằng khách hàng đã hiểu hết những điều này khi họ tìm đến bạn. Hãy truyền đạt rõ ràng cho họ hiểu.
Hãy đảm bảo các trang web của bạn, đặc biệt là trang chủ không gây khó đọc với quá nhiều chữ hay các hình ảnh đồ họa, các nội dung kêu gọi hành động mua hàng hay trải nghiệm sản phẩm. Các hình ảnh và phông chữ cũng cần được thiết kế để phù hợp với thương hiệu và định hướng sản phẩm của bạn. Và cũng đừng quên việc giúp khách hàng dễ điều hướng khi xem website của bạn
Chủ doanh nghiệp không nên để tốc độ tải trang web của họ quá chậm. Phần lớn người dùng chỉ đủ kiên nhẫn để chờ một trang web tải hết nội dung trong vòng 4 giây. Tốc độ tải chậm cũng ảnh hưởng đến thứ hạng website của trang trên Google.
Mọi doanh nhân cần lưu ý rằng một website tồi sẽ khiến cho khách hàng nghĩ rằng bạn không quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu qua website hoặc bạn không đủ khả năng để thuê những người thiết kế website đủ năng lực.
Không hiểu rõ tầm ảnh hưởng của những lời đánh giá sản phẩm
Theo một nghiên cứu của Invesp, 99% người tiêu dùng đọc các đánh giá sản phẩm trên Internet, trong đó 88% độc giả tin vào các đánh giá này giống như họ tin vào các lời truyền miệng, và 72% độc giả chỉ mua hàng sau khi họ đọc được các đánh giá tốt về sản phẩm. Những nhận xét hài lòng từ khách hàng là một điểm cộng lớn cho sản phẩm – dịch vụ của bạn.
Doanh nghiệp hãy cố gắng thu thập những đánh giá của khách hàng. Theo nghiên cứu của Search Engine Land, 70 phần trăm khách hàng nói họ sẵn lòng để lại đánh giá nếu được yêu cầu. Bạn có thể thúc đẩy khách hàng đánh giá bằng cách tương tác trực tiếp với khách hàng trên các mạng xã hội và và mục bình luận trên website. Khi có các bình luận rồi, hãy chia sẻ chúng lên website và các kênh truyền thông khác.
Lưu ý những lời nhận xét về sản phẩm là một trong những cách để doanh nghiệp chiếm lòng tin của khách hàng. Ảnh: digitaltrends.com |
Đừng sợ hãi khi có ai đó để lại đánh giá tiêu cực. Nếu thật sự có vấn đề, hãy khắc phục ngay. Nhưng nếu bạn không để bất kì đánh giá tiêu cực nào xuất hiện, các khách hàng có thể nghĩ bạn đang giấu giếm điều gì đó. Một vài đánh giá viêu cực có thể nâng cao sự tín nhiệm của khách hàng vì nó cho thấy doanh nghiệp của bạn có sự minh bạch và tinh thần cởi mở, sãn sàng lắng nghe học hỏi.
Không tích cực hoạt động trên mạng xã hội
Điều này có liên quan tới điều trước. Nếu bạn vắng bóng quá lâu trên các trang mạng xã hội, các khách hàng tiềm năng có thể kết luận rằng doanh ngiệp của bạn không hoạt động nữa, hoặc tổ chức công việc không đủ tốt để thực hiện những việc như thế này, và có thể cả các hoạt động kinh doanh khác nữa, hoặc là bạn không quan tâm đến việc tương tác và học hỏi từ họ.
Nếu bạn không chịu thảo luận hoặc thảo luận ít, những khách hàng tiềm năng có thể cho rằng bạn phân biệt kì thị, không chịu liên lạc hoặc đang che dấu những sự thật nào đó.
Sự vắng bóng cũng khiến doanh nghiệp của bạn không nhận được những lợi ích to lớn từ những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội, cho dù bạn có quan hệ chính thức với họ hay chỉ đơn giản là bạn đủ may mắn được họ đề cập đến.
Cũng giống website, hãy đảm bảo văn phong gãy gọn khi bạn viết gì đó. Thậm chí nếu mục đích của bạn là nhắm đến những đối tượng phổ thông, thì bạn cũng chẳng thu được lợi ích gì từ những lỗi chính tả, sử dụng từ ngữ hay ngữ pháp.
Thiếu chính xác khi giao hẹn với khách hàng
Như đã nói lúc đầu, đừng bao giờ nhận định sai về những hàng hóa và dịch vụ mà bạn có thể làm cho khách hàng. Nhưng sự chính xác không chỉ dừng lại ở mức độ trung thực. Nó còn là việc đảm bảo cung cấp sản phẩm dịch vụ đúng như khung thời gian đã giao hẹn. Nếu bạn không làm được điều này, bạn sẽ mất đi niềm tin của họ.
Bạn cũng nên đảm bảo tất cả những thông tin về sản phẩm, dịch vụ, sự kiện và các dịp khuyến mại đặc biệt là thống nhất và chính xác ở tất cả các kênh. Tất cả các bước truyền thông trung gian, dù đó là website hoặc bất kì ai đại diện phát ngôn cho công ty bạn ở bất kì quyền hạn nào, nên được thống nhất tuyệt đối. Nếu làm được như vậy, sẽ không có ai bị mất niềm tin vì mâu thuẫn thông tin với người khác.
Không coi trọng việc tạo dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng
Khách hàng thời nay sẽ tỏ ra nghi ngờ về những ý đồ bán hàng lộ liễu thái quá. Những người làm mareketing lành nghề hiểu được điều này, nên bên cạnh những thông tin về sản phẩm, họ còn cung cấp cho khách hàng những thông tin hữu ích về những chủ đề không liên quan trực tiếp đến bản thân sản phẩm nữa. Ví dụ, một công ty bảo hiểm có thể đăng những bài viết về các vấn đề sức khỏe và lối sống, hoặc các câu chuyện gia đình. Bạn nhận được niềm tin bằng việc cho đi một thứ gì đó.
Một mối quan hệ tốt cũng bao gồm việc cung cấp đầy đủ những thông tin hướng dẫn sử dụng sau khi khách mua hàng, thêm vào đó là cả sự chăm sóc, theo dõi của những nhân viên tư vấn. Đừng hành động như thể mối quan hệ sẽ kết thúc ngay sau khi bạn bán được hàng. Hãy cố gắng tạo dựng một mối quan hệ vững chắc và bền lâu với họ.
Xem thêm |