|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Xuất khẩu tôm sang ASEAN giảm mạnh

07:21 | 03/12/2020
Chia sẻ
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), tính tới tháng 10 năm nay, xuất khẩu tôm Việt Nam sang ASEAN đạt 37,5 triệu USD, giảm 14,2% so với cùng kì năm ngoái.

VASEP cho biết xuất khẩu tôm Việt Nam sang ASEAN từ đầu năm tới nay không ổn định tuy nhiên đây được coi là thị trường tiềm năng, cần được quan tâm nhiều hơn.

Singapore và Campuchia là hai thị trường đơn lẻ nhập khẩu tôm Việt Nam lớn nhất trong khối ASEAN, lần lượt chiếm 48% và 19% tổng xuất khẩu tôm Việt Nam sang ASEAN. 

Tính tới tháng 10 năm nay, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Singapore đạt 18,2 triệu USD, giảm 24% so với cùng năm ngoái trong khi xuất khẩu tôm sang Campuchia đạt 7,2 triệu USD, tăng 2.149% so với cùng năm ngoái.

Xuất khẩu tôm Việt Nam sang ASEAN từ đầu năm đến nay không ổn định, chỉ tăng trưởng dương trong các tháng 2, 3 và 4/2020; xuất khẩu trong các tháng còn lại đều giảm. Một phần nguyên nhân là do dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng tới nhu cầu và hoạt động vận chuyển hàng hóa. 

Đáng chú ý, xuất khẩu tôm sang Campuchia tăng đột biến so với cùng năm ngoái. Nguyên nhân được cho là do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên doanh nghiệp chọn xuất theo đường chính ngạch nhiều hơn thay vì xuất theo đường biên mậu như trước đó.

Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang ASEAN những sản phẩm như tôm chân trắng tươi đông lạnh, tôm chân trắng PD tươi đông lạnh, tôm sú HOSO tươi đông lạnh, tôm chân trắng lột vỏ còn đuôi đông lạnh, tôm thẻ tẩm bột đông lạnh,…

Từ 2009-2019, xuất khẩu tôm Việt Nam sang ASEAN tăng 133% từ 23,4 triệu USD lên 54,4 triệu USD và đây được coi là thị trường tiềm năng của các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam.

Cộng đồng ASEAN (AEC) được thành lập từ ngày 31/12/2015. AEC sẽ tạo ra thị trường chung, không còn rào cản hàng hóa, dịch vụ, vốn... Hàng hoá ở các nước thành viên ASEAN sẽ có mức thuế ưu đãi như nhau.

VASEP cho rằng ASEAN là thị trường tiềm năng nhưng chưa được đầu tư nhiều. Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm cần cân nhắc việc mở rộng thị trường tiêu thụ, tránh phụ thuộc vào một số thị trường chính.

H.Mĩ

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.