Xuất khẩu gỗ Nhật Bản đang bùng nổ tại thị trường châu Á
Hiệp hội Gỗ phản ứng gay gắt về cáo cuộc nhập lậu gỗ từ Campuchia của EIA |
Ngành lâm nghiệp Nhật Bản nhận thấy tăng trưởng tại các thị trường châu Á vì có rất nhiều tiềm năng chưa khai thác.
“Thị trường Trung Quốc cần gỗ chất lượng cao để đáp ứng tăng trưởng kinh tế. Gỗ Nhật Bản có lợi thế vượt trội so với các đối thủ tại Bắc Mỹ, châu Âu, và châu Đại Dương cả về mặt địa lý gần kề và chất lượng”, ông Jiang Jian, giám đốc một công ty thương mại gỗ tại tỉnh Giang Tô, Trung Quốc.
Vào ngày 5/7, ông Jiang nhắc tới nhu cầu gỗ của Trung Quốc tại một buổi hội thảo tại thành phố Kagoshima, với khoảng 60 người rất quan tâm tới vấn đề này. Các sự kiện giúp kết nối người mua từ thị trường như Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam thường do Hiệp hội xuất khẩu các sản phẩm gỗ Nhật Bản tổ chức.
Hiệp hội xuất khẩu các sản phẩm gỗ Nhật Bản xây nhà mô hình theo phong cách Nhật Bản ở Đông Hoản, Quảng Đông, Trung Quốc. Ảnh: Nikkei Asian Reivew |
Năm 2017, Nhật Bản xuất khẩu gỗ tổng cộng đạt 32,6 tỷ yen, mức cao thứ hai sau khi đạt 36,6 tỷ yen năm 1977. Xuất khẩu trong năm ngoái tăng mạnh là nhờ nhu cầu từ Trung Quốc, với kim ngạch xuất khẩu sang nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đạt 14,5 tỷ yen, tăng 61% so với năm 2016. Con số này đã tăng 7 lần trong 5 năm.
Trung Quốc dùng gỗ Nhật Bản cho vật liệu xây dựng và đóng gói. Một số loại gỗ được tái xuất sang Mỹ sau khi được tạo hình thành cho hàng rào tại các ngôi nhà riêng.
Các công ty thương mại như chi nhánh của Nippon Paper và Oji Holding đóng một vai trò quan trọng trong việc xuất khẩu sản phẩm gỗ Nhật Bản. Một số công ty xuất khẩu gỗ từ rừng gỗ của công ty hay các khu rừng tư nhân khác, và một số đấu thầu để xuất khẩu gỗ từ rừng quốc gia của Nhật Bản.
4 thập kỷ trước, Nhật Bản gần như hết gỗ vì nhu cầu nội địa và quốc tế. Tuy nhiên, trong 10 năm qua, nguồn tài nguyên rừng đã được phục hồi. Nhật Bản đã đặt ra mục tiêu xuất khẩu tổng cộng 1.000 tỷ yen các mặt hàng thực phẩm, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản hàng năm.
Nỗ lực của khu vực nhà nước và tư nhân trong việc thúc đẩy các sản phẩm gỗ đang gia tăng sự nhận biết đối với gỗ Nhật Bản. Ví dụ, gỗ tuyết tùng Nhật Bản không bị mục nát, trong khi gỗ bách có mùi hương nhẹ, một tính chất rất thu hút trên các thị trường quốc tế.
Thị trường gỗ Nhật bản sẽ đón nhận một đợt thúc đẩy khác vào ngày 1/8 khi Trung Quốc giới liệu quy định mới về xây dựng, theo đó chấp nhận phương pháp khung gỗ của Nhật Bản và cho phép sử dụng các loại cây của quốc gia này như cây tuyết tùng và cây bách.
Hiệp hội xuấtkhẩu các sản phẩm gỗ Nhật Bản đã xây dựng nhà mô hình tại Đại Liên thuộc tỉnh Liêu Ninh và tại Đông Hoản, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc để quảng bá phong cách kiến trúc Nhật Bản.
“Xuất khẩu gỗ Nhật Bản sang Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 1% lơngj gỗ nhập khẩu của thị trường lớn nhất thế giới, vì vậy vẫn còn rất nhiều khoảng trống”, ông Koji Fukushima, quan chức Bộ Lâm nghiệp Nhật Bản cho biết.
Theo ông Naoto Ando, Chủ tịch hiệp hội xuất khẩu, nhận định để mở rộng xuất khẩu gỗ cần theo dõi nhu cầu từ các điểm đến của mặt hàng này. Ông cho biết thêm, một số loại gỗ nhất định đã cạn kiện tại Đông Nam Á, tạo ra cơ hội kinh doanh cho các công ty Nhật Bản.
Ngoài ra, chính phủ Indonesia đang chuẩn bị 800.000 ngôi nhà gỗ mỗi năm cho người thu nhập thấp, tạo ra nhu cầu khổng lồ đối với gỗ, theo ông Ando.