Tuần qua, thị trường gạo nổi bật với thông tin một công ty Việt Nam đã trung thầu xuất khẩu hơn 100.000 tấn gạo sang Philippines. Tuy nhiên, sự kiện này không mấy tác động tới thị trường khi nguồn cung gạo được báo cáo đang cạn kiệt, và giá gạo xuất khẩu giảm.
Từ chỗ kém về chất lượng, yếu thế về giá cả khi XK, gạo Việt đã dần có những đổi thay đáng kể khi gia tăng mạnh XK gạo chất lượng cao, đồng thời nâng giá XK một số loại gạo ngang bằng, thậm chí vượt qua các đối thủ lớn trên thị trường quốc tế.
Ấn Độ, quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, sẽ đưa ra những ưu đãi đối với xuất khẩu gạo non-basmati để giúp thúc đẩy doanh số bán hàng ở nước ngoài, theo Reuters.
Giá xuất khẩu gạo tăng tuần thứ ba liên tiếp tại Ấn Độ vì đồng rupee phục hồi, trong khi một đơn đặt hàng từ Philippines đã không tác động nhiều tới hoạt động xuất khẩu ở Thái Lan và Việt Nam.
5 công ty tư nhân tại Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, đã thành công trong phiên đấu thầu nhập khẩu 500.000 tấn gạo của Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippines (NFA), với giá chào thầu nhìn chung thấp hơn giá tham chiều 447,88 USD được đưa ra trong phiên thầu G2G diễn ra hồi đầu tháng.
Ấn Độ có thể ghi nhận sự sụt giảm trong xuất khẩu gạo năm 2018 - 2019, vì chính phủ nâng giá hỗ trợ tối thiểu (MSP) đối với thóc thêm 13% và nhu cầu từ các thị trường lớn khác, gồm cả Bangladesh, giảm. Đây cũng là lần đầu tiên xuất khẩu gạo của Ấn Độ giảm trong 3 năm.
Nghị định 107/2018/NĐ-CP ra đời đã "cởi trói" cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo. Không chỉ sản lượng mà chất lượng hạt gạo cũng được nâng cao khi doanh nghiệp ngày càng quan tâm xây dựng thương hiệu cho gạo Việt.
Tuần qua, thị trường gạo nổi bật với thông tin các nhà xuất khẩu gạo của Thái Lan có thể dự báo một cuộc cạnh tranh khốc liệt hơn vào năm tới. Trong khi đó, phiên thầu nhập khẩu 203.000 tấn gạo của chính phủ Philippines thất bại lần thứ hai trong tháng này.
Nhập khẩu gạo của Nigeria sẽ tăng 13% trong năm tới lên 3,4 triệu tấn, đưa quốc gia đông dân nhất châu Phi trở thành nhà nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới sau Trung Quốc, theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).
Giá gạo xuất khẩu Ấn Độ tăng trong tuần này khi đồng rupee phục hồi, trong khi các nhà xuất khẩu Thái Lan nhắm tới nhu cầu mới từ Philippines trong bối cảnh kì vọng nguồn cung tăng theo mùa.
Theo ông Kann Kunthy, Phó Chủ tịch và Giám đốc quản lý của Hiệp hội Gạo Amru Campuchia, xuất khẩu gạo của quốc gia này giảm 13,2% trong 10 tháng đầu năm vì Liên minh châu Âu (EU) ngừng mua gạo và hạn ngạch 300.000 tấn gạo xuất khẩu sang Trung Quốc không sử dụng hết.
Các nhà xuất khẩu gạo của Thái Lan có thể dự báo một cuộc cạnh tranh khốc liệt hơn vào năm tới khi các quốc gia thu mua lớn giảm khối lượng nhập hàng, còn những quốc gia xuất khẩu gạo tăng cường đưa gạo ra thị trường quốc tế.
Tuần qua, thị trường gạo nổi bật với thông tin Việt Nam có 5 trong tổng số 13 công ty quốc tế tham dự đã tham dự hội nghị trước phiên đấu thầu của Cơ quan Lương thực Quốc gia (NFA). Trong khi đó, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam duy trì ở mức cao so với Thái Lan trong tuần qua.
Báo cáo từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT) cho biết, xuất khẩu gạo 9 tháng đầu năm tăng gần 2% so với cùng kì năm ngoái, và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong hai tháng cuối năm vì nhu cầu từ Philippines và Indonesia.
Theo các chuyên gia, một số nhóm ngành được kỳ vọng thu hút dòng tiền đầu tư thời gian tới kể đến tiêu dùng, bán lẻ, ngân hàng, công nghệ thông tin, đầu tư công…