Thị trường xuất khẩu gạo tiếp tục sôi động những tháng cuối năm nhờ đơn đặt hàng từ Philippines, Indonesia
Cụ thể, khối lượng gạo xuất khẩu tháng 10 ước đạt 264.000 tấn với giá trị đạt 136 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu gạo 10 tháng đầu năm tăng 1,7% so với cùng kì năm 2017 lên 5,2 triệu tấn và giá trị tăng 14,1% lên 2,6 tỷ USD.
Giá gạo xuất khẩu bình quân 9 tháng đầu năm tăng 13,7% so với cùng kì năm ngoái lên 503 USD/tấn. Theo Reuters, trong tuần tính đến ngày 2/11, giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam đạt 410 - 415 USD/tấn.
Trung Quốc vẫn tiếp tục là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm với thị phần 23,6%. Xuất khẩu gạo sang thị trường này trong 9 tháng đầu năm đạt 1,13 triệu tấn và 580,9 triệu USD, giảm 37,2% về khối lượng và giảm 27,7% về giá trị so với cùng kì năm 2017.
9 tháng đầu năm, các thị trường có giá trị xuất khẩu gạo tăng mạnh là Indonesia (gấp 67 lần), Irad (gấp 3,6 lần), Hongkong (tăng 67,7%), Philippines (tăng 51,9%) và Malaysia (tăng 24,7%).
Dự báo, thị trường lúa gạo trong nước tháng 11, 12 tiếp tục khởi sắc do nhu cầu nhập khẩu gạo của các nước như Philippines, Indonesia tăng để bù đắp sản lượng thiệt hại do thiên tai và nhu cầu tiêu thụ tăng vào các tháng cuối năm.
Ảnh minh họa. |
Hôm 7/11, 5 công ty Việt Nam gồm Công ty Cổ phần Quốc tế Gia, VinaFood I, Công ty Cổ phần Hiệp Lợi, VinaFood 2, Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Long cùng với 8 doanh nghiệp khác đền từ Singapore, Thái Lan, Pakistan và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất đã tham dự hội nghị trước phiên đấu thầu của Cơ quan Lương thực Quốc gia (NFA) cho một đơn hàng nhập khẩu 500.000 tấn gạo trắng hạt dài 25% tấm.
Trong tháng 10, thu hoạch vụ Hè Thu đã kết thúc và một số địa phương bắt đầu thu hoạch vụ Thu Đông. Các thương nhân tại TP HCM cho biết, kho dự trữ trong nước hiện tổng cộng đạt khoảng 300.000 tấn.
Giá lúa Thu Đông tại khu vực ĐBSCL tăng nhẹ trong bối cảnh nguồn cung hạn hẹp. Theo hệ thống cung cấp giá tại địa phương như sau:
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nguồn: Bộ NN&PTNT. |