Dịch chuyển phân khúc gạo xuất khẩu là bài toán khó
Gạo của doanh nghiệp hội viên Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) được trưng bày tại hội chợ nông nghiệp tại Cần Thơ. Ảnh: Trung Chánh |
Báo cáo của ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục xuất nhập khẩu Bộ Công Thương tại hội thảo lúa gạo 2018 với chủ đề “Sản xuất và xuất khẩu gạo Việt Nam trong giai đoạn mới” được tổ chức tại thành phố Cần Thơ vào chiều hôm nay, 2-11, cho thấy cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu của Việt Nam được dịch chuyển mạnh sang phân khúc chất lượng cao và gạo thơm, giảm mạnh gạo trắng chất lượng thấp và trung bình.
Cụ thể, tỷ trọng gạo trắng chất lượng thấp xuất khẩu trong năm 2017 của Việt Nam đạt 3,88% trong tổng cơ cấu xuất khẩu toàn ngành; gạo trắng chất lượng trung bình là 8,24%. Trong khi đó, tỷ trọng gạo thơm các loại chiếm đến 29,22%; gạo trắng chất lượng cao là 24,33%; gạo nếp chiếm 23,53%; gạo Nhật (Japonica) chiếm 4,43% tỷ trọng toàn ngành trong năm ngoái...
Trước kết quả đạt được như như vậy, cho nên, trong chỉ đạo hoạt động sản xuất lúa gạo được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu ngay trong vụ đông xuân 2017-2018 là tăng cường sản xuất các loại giống chất lượng cao, giống lúa thơm, giảm lúa phẩm cấp thấp và trung bình.
Tuy nhiên, bước sang năm 2018, với sự quay trở lại của những thị trường truyền thống - thị trường tiêu thụ chủng loại gạo có chất lượng trung bình - như Indonesia, Philippines..., chắc chắn sẽ khiến tỷ trọng xuất khẩu gạo trắng chất lượng thấp và trung bình tăng lên đáng kể.
Thực tế, báo cáo của ông Hải cho biết, tại thị trường Indonesia, doanh nghiệp Việt Nam đã ký được hợp đồng với tổng khối lượng 700.000 tấn; thị trường Philippines ngay từ đầu năm 2018 cũng đã ký được hợp đồng xuất khẩu 130.000 tấn (chưa kể những hợp đồng sau đó); thị trường Cuba ký được hợp đồng tập trung và thương mại đến 400.000 tấn…
Việc gia tăng ký kết và xuất khẩu gạo trắng chất lượng thấp và trung bình như nêu ở trên đã tạo ra cơn sốt giá lúa IR 50404- loại lúa sản xuất ra gạo có chất lượng trung bình và thấp- tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Ông Phạm Quang Diệu, Giám đốc Công ty cổ phần phân tích thị trường (Agromonitor) dẫn ý kiến của một số chuyên gia cho rằng, gạo là mặt hàng chính trị và thị trường nhập khẩu hết sức phức tạp. “23 năm vừa rồi cho thấy xu hướng như vậy”, ông nói.
Theo ông Diệu, khi Việt Nam đang cố gắng dịch chuyển để thoát khỏi phân khúc gạo trắng (cấp thấp và trung bình), tăng cường phân khúc gạo thơm, thì đột ngột năm 2018 Indonesia quay lại, Philippines gia tăng rất mạnh làm cho giá gạo trắng tăng rất mạnh, thậm chí tiệm cận cả giá gạo chất lượng cao OM 5451. “Tôi cho rằng đây là bài toàn hết sức khó cho các cấp quản lý, cho những mong muốn dịch chuyển cơ cấu ngành theo giá trị gia tăng cao hơn”, ông cho biết.
Ông Diệu đưa ra lời khuyên cần có sự phân định rạch ròi giữa thị trường tập trung và thị trường thương mại để khai thác đạt được mức giá tốt nhất.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/