|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Bản tin thị trường gạo tuần 47: Việt Nam trúng thầu bán gạo cho Philippines, giá gạo xuất khẩu giảm trong tuần qua

08:12 | 25/11/2018
Chia sẻ
Tuần qua, thị trường gạo nổi bật với thông tin một công ty Việt Nam đã trung thầu xuất khẩu hơn 100.000 tấn gạo sang Philippines. Tuy nhiên, sự kiện này không mấy tác động tới thị trường khi nguồn cung gạo được báo cáo đang cạn kiệt, và giá gạo xuất khẩu giảm.
ban tin thi truong gao tuan 47 viet nam trung thau ban gao cho philippines gia gao xuat khau giam trong tuan qua Bản tin thị trường gạo tuần 46: Cạnh tranh trên thị trường gạo sẽ ngày càng khốc liệt, đấu thầu gạo tại Philippines tiếp tục thất bại

Cụ thể, 5 công ty tư nhân tại Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, đã thành công trong phiên đấu thầu nhập khẩu 500.000 tấn gạo của Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippines (NFA), với giá chào thầu nhìn chung thấp hơn giá tham chiều 447,88 USD được đưa ra trong phiên thầu G2G diễn ra hồi đầu tháng.

Một nửa số gạo trong phiên đấu thầu sẽ được chuyển tới Philiippines vào ngày 31/12 để đảm bảo nguồn cung sẵn có trong giai đoạn nghỉ lễ cuối năm.

Các doanh nghiệp thành công trong phiên thầu gồm công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Long của Việt Nam, Thai Capital Crops, Shwe Wah Yaung Agriculture Production của Myanmar, Olam International của Singapore và Asia Golden Rice từ Thái Lan. Khối lượng gạo xuất khẩu phải đảm bảo chất lượng sau quá trình chế biến, và thông báo trúng thầu chính thức sẽ được công bố trong tuần này.

Theo Reuters, nguồn cung gạo đáp ứng đơn đặt hàng của Philippines là từ Việt Nam, Thái Lan, Myanmar, Ấn Độ và Pakistan.

Tuy nhiên, thị trường Việt Nam sẽ vẫn ảm đạm cho đến đầu năm sau khi nguồn cung vụ đông xuân được đưa vào thị trường, mặc dù giá gạo 5% tấm đã giảm xuống còn khoảng 410 USD/tấn trong tuần này từ mức 415- 420 USD/tấn tuần trước đó.

"Mặc dù giá đã thấp hơn, nhưng giao dịch vẫn duy trì rất ảm đạm vì nguồn cung trong nước cạn kiệt. Giá sẽ giảm sâu hơn trong những tuần tới, gần với các mức giá tại Thái Lan và Ấn Độ", theo một thương nhân TP HCM cho biết.

Philippines đang trong giai đoạn mua gạo của năm nay với nỗ lực để kìm hãm giá tăng mạnh khi các kho dự trữ của chính phủ gần như cạn kiệt.

Chính quyền Manila cũng sẽ cho phép nhập khẩu gạo vượt quá khối lượng truy cập tối thiểu (MAV) sau khi Hội đồng Cơ quan Lương thực Quốc gia (NFAC) thông qua dự thảo ngoài hạn ngạch hôm 21/11 để tăng cường hơn nữa kho dự trữ của Philippines.

Bộ trưởng Nông nghiệp Philippines và Chủ tịch NFAC Emmanuel F. Piñol cho biết các thương nhân quan tâm có thể bắt đầu xin giấy phép nhập khẩu gạo tại NFA vào ngày 22/11.

Nhập khẩu gạo trong MAV của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) bị đánh thuế 35%, trong khi những người thu mua ở mức ngoài hạn ngạch bị đánh thuế 50%.

ban tin thi truong gao tuan 47 viet nam trung thau ban gao cho philippines gia gao xuat khau giam trong tuan qua
Ảnh minh họa.

Trong khi đó, tại Ấn Độ, xuất khẩu gạo năm 2018 - 2019 có thể giảm, vì chính phủ nâng giá hỗ trợ tối thiểu (MSP) đối với thóc thêm 13% và nhu cầu từ các thị trường lớn khác, gồm cả Bangladesh, giảm. Đây cũng là lần đầu tiên xuất khẩu gạo của Ấn Độ giảm trong 3 năm.

Mặc dù khối lượng xuất khẩu giảm nhưng nguồn tin thương mại cho biết có thể ghi nhận sự tăng trưởng nhẹ trong giá trị xuất khẩu.

Xuất khẩu gạo basmati, chiếm khoảng 60% tổng khối lượng gạo xuất khẩu, đã giảm 18% trong tháng 10. Giá gạo non-basmati giảm trên những thị trường xuất khẩu chính, vì vậy giới thương nhân giảm xuất khẩu.

Giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Ấn Độ ghi nhận ở khoảng 367 - 375 USD/tấn trong tuần này, từ mức 363 - 371 USD trong tuần trước, ghi nhận tăng thứ ba liên tiếp vì đồng tiền nội tệ phục hồi.

Đồng rupee đã lên mức cao nhất trong hơn hai tháng, khiến lợi nhuận của các nhà xuất khẩu Ấn Độ giảm.

Trong tháng 7, chính phủ Ấn Độ đã tăng giá thóc trả cho nông dân địa phương thêm 13% so với năm trước lên 1.750 rupee/100 kg cho vụ mùa mới.

Còn quốc láng giềng Bangladesh sẽ mua 600.000 tấn gạo với giá khoảng 0,4 USD/kg từ nông dân địa phương trong vụ thu hoạch hiện tại để tăng lượng dự trữ, một quan chức Bộ Lương thực Bangladesh cho biết.

Vì vậy để thúc đẩy doanh số bán hàng ở nước ngoài, Ấn Độ sẽ trợ cấp 5% đối với gạo xuất khẩu non-basmati trong 4 tháng tính đến ngày 25/3/2019, Bộ Thương mại Ấn Độ cho biết trong đơn đặt hàng ngày 22/11.

Xem thêm

Tố Tố

M&A bất động sản một thập kỷ nhìn lại
Trong 10 năm qua, thị trường M&A bất động sản tại Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn biến động và có sự phát triển đáng chú ý. Các thương vụ M&A chủ yếu tập trung vào các phân khúc văn phòng, công nghiệp, nhà ở và khách sạn tại các thành phố trọng điểm như TP HCM, Hà Nội, Bình Dương và Đồng Nai.