Nhìn từ vụ việc Ấn Độ hạn chế xuất khẩu gạo, KBSV cho rằng Việt Nam có thể được hưởng lợi từ yếu tố sản lượng xuất khẩu và giá bán tăng, nhưng đột biến là khó xảy ra.
Theo đưa tin từ Nikkei, người đứng đầu Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan sẽ thăm Việt Nam vào đầu tháng 10 tới để hội đàm với Bộ trưởng Lê Minh Hoan về việc nâng giá xuất khẩu gạo.
Theo Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ, việc New Delhi áp thuế gạo xuất khẩu đã khiến mặt hàng này trở nên đắt đỏ. Xuất khẩu gạo dự kiến sẽ giảm ít nhất 5 triệu tấn.
Giá gạo trắng 5% tấm tại Thái Lan, Việt Nam và Myanmar đã tăng lên khoảng 20 USD/tấn trong 4 ngày qua sau khi Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo 100% tấm và áp thuế 20% đối với một số loại gạo.
Việc Ấn Độ hạn chế xuất khẩu sẽ khiến nguồn cung gạo thế giới sụt giảm. Điều này thúc đẩy nhu cầu tìm kiếm nguồn thay thế tăng cao, đồng nghĩa với việc giá gạo sẽ được nâng lên bởi nguồn cung khan hiếm. Và Việt Nam là một trong những quốc gia được cho là sẽ hưởng lợi trong bối cảnh này.
7 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu gạo của Thái Lan đạt 4,75 triệu tấn, tăng 53% so với cùng kỳ năm ngoái. Với đà tăng trưởng này, chính phủ Thái Lan kỳ vọng sẽ giành lại vị trí nhà xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới từ Việt Nam.
Thái Lan dự kiến xuất khẩu 7,5 triệu tấn gạo trong năm nay, tăng so với mục tiêu 7 triệu tấn đề ra trước đó, nhờ sản lượng gạo tăng cũng như do đồng baht yếu giữa bối cảnh mất an ninh lương thực toàn cầu.
Ngay sau khi Ấn Độ ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo tấm và áp thuế 20% một số loại gạo, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam đã ký hợp đồng với các đối tác Ấn Độ cần nhanh chóng liên hệ với họ để kiểm tra tình trạng giao hàng và đàm phán lại hợp đồng với những lô hàng chưa xuất khẩu.
Theo đưa tin từ Reuters, việc vận chuyển các lô hàng gạo lên tàu đã bị đình trệ sau khi quyết định áp thuế mới của Ấn Độ có hiệu lực và người mua không muốn trả thêm tiền.
Quyết định hạn chế xuất khẩu gạo của Ấn Độ có thể sẽ kéo giá gạo đi lên, khiến các thị trường nhập khẩu lương thực phải chịu chi phí cao hơn và làm phức tạp thêm vấn đề lạm phát trên toàn cầu.
Ấn Độ vừa thông báo áp thuế 20% đối với một số loại gạo xuất khẩu. Với mức thuế này, gạo xuất khẩu của Ấn Độ được cho là sẽ trở nên khó cạnh tranh hơn trên thị trường thế giới. Người mua sẽ chuyển sang các quốc gia như Thái Lan và Việt Nam.
Đầu tháng 9, gạo ST25 của ông Hồ Quang Cua liên tục đón tin vui khi chính thức xuất khẩu sang thị trường Anh, Australia và được đưa vào thực đơn trong văn phòng Nội các của Nhật Bản.
Việc Trung Quốc phong tỏa để phòng chống dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đáng kể đến nhu cầu tiêu thụ gạo nếp, chủng loại gạo xuất khẩu chính của Việt Nam sang thị trường này. Tuy vậy, nhu cầu đối với các loại gạo thơm như ST21, ST24... lại tăng cao.
Phản hồi về thông tin Thái Lan, Việt Nam bắt tay nâng giá gạo xuất khẩu, Cục trưởng Cục Trồng trọt Nguyễn Như Cường khẳng định Việt Nam tuân thủ theo quy luật thị trường và minh bạch về giá.
Tuần trước, giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ tăng lên cao nhất trong hơn một năm, nhờ nhu cầu mạnh mẽ trong bối cảnh lo ngại về việc quốc gia Nam Á có thể hạn chế xuất khẩu một số loại gạo.
Mặc dù nhà đầu tư dự đoán Fed có khả năng sẽ hạ lãi suất khẩn cấp vào tuần tới để giải cứu thị trường tài chính, giới chuyên gia vẫn tỏ ra hoài nghi về kịch bản này.