|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

KBSV: Xuất khẩu gạo của Việt Nam có thể tăng về lượng và giá nhưng khó đột biến

08:05 | 21/09/2022
Chia sẻ
Nhìn từ vụ việc Ấn Độ hạn chế xuất khẩu gạo, KBSV cho rằng Việt Nam có thể được hưởng lợi từ yếu tố sản lượng xuất khẩu và giá bán tăng, nhưng đột biến là khó xảy ra.

Đầu tháng 9, Bộ Tài chính Ấn Độ thông báo cấm xuất khẩu gạo tấm và áp thuế xuất khẩu 20% đối với thóc, gạo lứt và các loại gạo trắng khác trừ gạo đồ, gạo Basmati. Trong khi đó, Ấn độ hiện là quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chiếm đến 40% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu, hơn tổng sản lượng 4 nhà xuất khẩu lớn khác (Thái Lan, Việt Nam, Pakistan, Mỹ).

Việc Ấn Độ cấm và áp thuế xuất khẩu với khoảng 50% tổng sản lượng xuất khẩu cả nước sẽ ảnh hưởng đến thị trường gạo toàn cầu, nhất là khi sản lượng gạo niên vụ 2023-2023 dự báo giảm.

 (Nguồn: KBSV)

Công ty Cổ phần Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cho rằng Việt Nam có thể được hưởng lợi từ cả hai yếu tố là sản lượng xuất khẩu và giá bán tăng, nhưng đột biến là khó xảy ra. Loại gạo cạnh tranh lớn với Việt Nam và Thái Lan tại châu Á, EU và Mỹ là gạo đồ và gạo basmati thì không bị áp thuế.

Đối với thóc, gạo lứt và các loại trắng gạo khác (trừ gạo đồ, gạo Basmati) đã bị áp thuế xuất khẩu 20%. Trong đó, tỷ trọng đóng góp xuất khẩu cao nhất là gạo trắng.

“Việc Ấn Độ áp thuế xuất khẩu với gạo sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các quốc gia nhập khẩu chính như các quốc gia lân cận, châu Phi, các quốc gia có thu nhập thấp và tác động tích cực đến các nhà xuất khẩu gạo lớn khác như Việt Nam và Thái Lan”, KBSV nhận định.

Trong khi, sản lượng gạo Ấn Độ và Trung Quốc niên vụ 2022-2023 dự báo giảm do thời tiết khô hạn thì sản lượng gạo của Việt Nam và Thái Lan tăng giúp hai quốc gia xuất khẩu gạo lớn này có thể tận dụng cơ hội và gia tăng thị phần.

Cụ thể Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo sản lượng xuất khẩu gạo Việt Nam đạt 6,7 triệu tấn niên vụ 2021-2022, tăng 7% so với niên vụ trước và 6,8 triệu tấn vào niên vụ 2022-2023, tăng 1,5%.

Tuy nhiên, loại gạo mà Ấn Độ áp thuế xuất phần lớn sang châu Phi, các quốc gia lân cận nhưng đây không phải là thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Loại gạo cạnh tranh lớn với Việt Nam và Thái Lan tại châu Á, Eu và Mỹ, Ả Rập là gạo đồ và gạo basmati thì không bị áp thuế. Bên cạnh đó, giá cước vận chuyển từ Việt Nam đến châu Phi cũng khá cao và việc giá VND bị mất giá ít hơn các đồng tiền của đối thủ cũng phần nào ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của gạo Việt Nam.

“Các nhà xuất khẩu gạo lớn khác như Việt Nam, Thái Lan, Burma có thể được hưởng lợi từ cả hai yếu tố là sản lượng xuất khẩu và giá bán tăng, nhưng đột biến là khó xảy ra”, KBSV nhận định.

Trường hợp, nếu nhiều nước khác cũng áp đặt lệnh cấm xuất khẩu để đảm bảo an ninh lương thực nội địa như trong cuộc khủng hoảng lương thực 2007-2008 sẽ gây bất ổn lên thị trường lương thực toàn cầu, nhất là khi sản lượng thu hoạch gạo toàn cầu trong niên vụ 2022-2023 dự báo giảm.

Hoàng Anh

Chủ tịch Kinh Bắc: Thị trường bất động sản muốn ấm phải chờ sang năm
Theo ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Kinh Bắc, thị trường bất động sản đến thời điểm này vẫn chưa ấm lên và có thể sẽ có dấu hiệu phục hồi theo hướng phát triển bền vững từ cuối năm nay.