|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Vụ án Ngân hàng Xây Dựng chiều 25/6: Tổ trưởng Hà Tấn Phước cho rằng VNCB lập hợp đồng giả để 'qua mắt' tổ giám sát

14:11 | 25/06/2018
Chia sẻ
Vào thời điểm khởi tố vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm năm 2014, vốn chủ sở hữu của VNCB âm hơn 18.000 tỷ đồng, gấp 6 lần so với lúc chưa tái cơ cấu, nợ phải trả là hơn 38.000 tỷ đồng.

Chiều 25/6, phiên tòa xét xử vụ án “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, gây thất thoát hơn 15.000 tỷ đồng tại Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB) tiếp tục diễn ra với phần xét hỏi các bị cáo.

16h: Nguyên Phó Thống đốc Đặng Thanh Bình nói gì trước toà?

Bị cáo Đặng Thanh Bình: Về nội dụng cáo trạng, phần truy tố bị cáo không đúng. Về việc tái cơ cấu ngân hàng, bị cáo có trách nhiệm công tác thanh tra giám sát ngân hàng, giám sát thực hiện tái cơ cấu.

Quyết định 12 là quyết định giám sát các ngân hàng yếu kém, thực hiện chủ trương tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Bị cáo cho biết đây là nhiệm vụ tái cơ cấu là cấp bách. Quyết định này liên quan đến giám sát ngân hàng yếu kém, đảm bảo an toàn hệ thống nên thuộc lĩnh vực phục trách của bị cáo.

Bị cáo khai quyết định 12 thể hiện rõ trách nhiệm của tổ giám sát như báo cáo NHNN, NHNN chi nhánh trên địa bàn. Có vấn đề phải báo cáo cho hai đơn vị đó. Theo quy định, mọi báo cáo đều phải thông qua cơ quan giám sát, Thống đốc NHNN. Trong quá trình giám sát, cơ quan giám sát đã nhận được nhiều báo cáo về vi phạm của VNCB và đã báo cáo với lãnh đạo NHNN. Bị cáo cho biết, bị cáo Bình có nhận báo cáo và chỉ đạo trực tiếp đối với những sai phạm đó.

Cụ thể, ngày 4/6/2013, tại cuộc họp liên quan đến hoạt động VNCB, bị cáo đã giao NHNN Long An thực hiện báo cáo toàn diện hoạt động ngân hàng VNCB.

Bị cáo cũng đã có bút phê về việc đề nghị cơ quan giám sát đánh giá gấp về tình hình VNCB, trên cơ sở chỉ đạo của cơ quan thanh tra và gửi cho NHNN chi nhánh Long An và VNCB.

Theo quy định, chi nhánh NHNN Long An là đơn vị có thẩm quyền đình chỉ hoạt động Ngân hàng không phù hợp với quy định của pháp luật. Khi nhận được báo cáo liên quan đến sai phạm, chi nhánh NHNN Long An có quyền kiểm tra ngân hàng và đề xuất biện pháp xử lý.

Về việc tái cơ cấu VNCB, bị cáo Bình khai có biết thông tin về nhóm Thiên Thanh đã nhận chuyển nhượng 85% cổ phần của Ngân hàng Đại Tín và đã yêu cầu ông Tuân báo cáo việc này. Danh sách cổ đông không có gì thay đổi so với trước đó, mới chỉ có thỏa thuận giữa hai bên thôi.

Ông Bình cho biết, thời điểm đó, cơ quan thanh tra lo lắng nguồn vốn không phải thực sự của cổ đông. Do đó về yêu cầu tăng vốn góp để tái cơ cấu của VNCB, bị cáo đã quyết định cho áp dụng như đối với thành lập ngân hàng mới. Khi thành lập ngân hàng mới, sẽ không được vay vốn và phải gửi tiền gửi vào tài khoản NHNN 30 ngày. Đồng thời, yêu cầu ngân hàng không dùng nguồn vốn bên ngoài để tăng vốn. Việc cam kết là một chuyện nhưng việc thực hiện là một chuyện khác.

Trên cơ sở bút phê của bị cáo, cơ quan giám sát đã yêu cầu kiểm tra chặt chẽ vốn góp. Đồng thời, bị cáo đã phê là cần phải phối hợp, kiểm tra chặt chẽ nguồn vốn.

Câu chuyện xem xét, đánh giá phương án tái cơ cấu trong đó đánh giá khả năng, năng lực tài chính, cơ quan giám sát đã đánh giá đầy đủ với nhà nước.

HĐXX yêu cầu thư ký triệu tập đại diện cơ quan giám sát.

15h15: Bị cáo Hà Tấn Phước cho rằng VNCB đã lập hợp đồng giả để "qua mắt" tổ giám sát

Bị cáo Hà Tấn Phước cho biết bị cáo bị bệnh tim, cao huyết áp. Hiện thời, bị cáo vẫn trả lời được câu hỏi của HĐXX. Nội dụng cáo trạng, bị cáo cho rằng đúng tuy nhiên về kết luận có một số thông tin chưa chính xác. Việc cáo trạng quy buộc bị cáo thụ động để ông Phạm Công Danh sử dụng tiền, gây thất thoát cho VNCB là không đúng.

Trách nhiệm của tổ trưởng là chịu trách nhiệm chung của tổ giám sát. Tổ phó phụ trách giám sát đối với một mảng mà quy định, chịu trách nhiệm trước tổ trưởng, NHNN. Bị cáo cho rằng đã làm đúng trách nhiệm, nhiệm vụ được giao, tuy nhiên do năng lực hạn chế, có một số thiếu sót.

Đối với các khoản sai phạm 650 tỷ đồng, 903 tỷ đồng, 63 tỷ đồng, 201 tỷ đồng, tuy rằng không thuộc nhiệm vụ của tổ giám sát là có ý kiến thay đổi về khoản tiền gửi, đá quý nhưng với trách nhiệm của tổ giám sát nên tổ giám sát đã có ý kiến không cho vay đối với khoản 650 tỷ đồng.

Đối với khoản ủy thác 903 tỷ đồng, tổ giám sát đã nhắc nhở, yêu cầu VNCB ngừng thực hiện, phải thu hồi. Về luân chuyển dòng tiền khoản này, tổ giám sát không nắm được do không thuộc trách nhiệm của tổ.

Đối với khoản 201 tỷ đồng, đã không báo cáo của tổ giám sát. Tổ đã yêu cầu thu hồi và đã thu được.

Đối với khoản tiền gửi liên ngân hàng, tổ đã giám sát chặt chẽ hàng ngày, báo cáo diễn biến số dư tiền gửi cho NHNN. Do vậy khoản 450 tỷ đồng không có biến đông. Tổ cũng nêu nguyên nhân vì sao không thu hồi khoản này. Thứ nhất, đúng quy định tiền gửi của NHNN. Thứ 2 tăng trưởng tiền gửi luôn rất cao, không ảnh hưởng đến khả năng chi trả của VNCB. Mặt khác, đây là giai đoạn Ngân hàng đang thực hiện tái cơ cấu.

Bị cáo cho rằng lãnh đạo Ngân hàng VNCB đã lợi dụng, cố tình né tránh, lập hợp đồng bảo lãnh tiền gửi giả, không có chữ ký và không được theo dõi đúng quy định của NHNN cho nên tổ giảm sát không thể nắm được.

Về báo cáo về NHNN chi nhánh Long An, bị cáo Phước cho biết NHNN Long An chỉ phối hợp chứ không có thẩm quyền chỉ đạo tổ giám sát.

15h: Bị cáo Lê Văn Thanh thừa nhận có sai sót trong quá trình giám sát

Bị cáo Lê Văn Thanh thừa nhận có sai sót trong quá trình giám sát. Khi VNCB xin gửi tiền qua Thị trường liên ngân hàng, tổ giám sát có kiểm tra tình hình qua mạng và xét thấy tình hình ngân hàng rất tốt. Khả năng chi trả cao hơn quy định NHNN. Tuy nhiên VNCB có tình hình hoạt động xấu do không có nguồn thu. VNCB đã không đưa thông tin này trong báo cáo nên tổ giám sát không phát hiện ra.

Ngay sau khi phát hiện, tổ giám sát đã báo cáo với cấp trên, đôn đốc ngân hàng báo cáo tiền gửi liên ngân hàng. Ông Thanh cho biết, ngân hàng báo cáo rất là chậm và không đầy đủ.

Đối với việc cấp tín dụng, từ giữa 2013 việc tái cơ cấu rất khó khăn. Muốn tăng trưởng tín dụng thì phải tăng vốn, phải xử lý nợ xấu. Lúc đó đã có chủ trương chấp thuận tăng vốn, tổ giám sát chỉ tư vấn, đã cho ý kiến không làm nhưng ngân hàng vẫn cố tình không làm.

Ngay sau khi phát hiện, tổ giám sát đã làm hết sức mình nhưng vẫn không thể được cứu vãn được, VNCB vẫn cố tình làm. Đối với chi nhánh Long An, bị cáo cho biết báo cáo để chi nhánh NHNN nắm tình hình ngân hàng trên địa bàn quản lý.

14h50: Báo cáo gửi NHNN đều là tài liệu mật

Bị cáo Phạm Thế Tuân, Phó giám đốc Vietcombank - Chi nhánh TP Hồ Chí Minh, Tổ phó Tổ giám sát VNCB cho rằng đã cố gắng thực hiện trách nhiệm nhiệm vụ của mình.

Trong quá trình giám sát tại VNCB, có những cái chưa hoàn toàn làm đúng. Bị cáo đã hết sức cố gắng hoàn thành nhiệm vụ. Về sai phạm của VNCB, bị cáo có báo cáo tổ trưởng đã được cơ quan thanh tra giám sát xem xét. Báo cáo đó gửi cho giám đốc NHNN Long An, chánh thanh tra NHNN, ban chỉ đạo tái cơ cấu Ngân hàng.

Tất cả các báo cáo đó theo chế độ tài liệu mật, không được lưu giữ. Việc gửi báo cáo đều có ý kiến xin chỉ đạo từ NHNN chi nhánh Long An, Thanh tra giám sát, Thống đốc NHNN. Trong quá trình gửi, bị cáo khai không phải người ký trực tiếp để gửi đi. Trong tất cả báo cáo này đều do tổ trưởng ký và có đóng dấu.

14h15: Ông Ngô Văn Thanh (Tổ viên Tổ giám sát VNCB) cho rằng cáo buộc trong cáo trạng là không đúng

Bị cáo Ngô Văn Thanh, Phó Phòng kiểm tra, giám sát tuân thủ ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Long An, Tổ viên Tổ giám sát VNCB cho rằng một số cáo buộc trong cáo trạng không đúng.

Bị cáo khai tham gia Tổ giám sát từ tháng 2/2012 đến tháng 5/2014, chỉ một mình bị can được phân công giám sát các khoản giải ngân trên 5 tỷ đồng. Sau khi phát hiện sai phạm tại VNCB, tổ trưởng giám sát không phân công cho bị cáo.

Đối với khoản 400 tỷ đồng, bị cáo có ý kiến không cho VNCB thực hiện giao dịch này và tổ trưởng đã phân công người khác.

Bị cáo cho biết, quyền hạn tổ viên tổ giám sát theo quyết định 12 thì tổ viên được thực hiện nhiệm vụ do tổ tưởng phân công trực tiếp. Tham gia đầy đủ cuộc họp của tổ giám sát. Trách nhiệm thông tin cá nhân cung cấp. đảm bảo bí mật lưu giữ thông tin đúng quy định với các thông tin biện pháp xử lý, chính sách chưa công bố của nhnn, báo cáo tình hình hoạt động của nh.

Theo nhận thức thời điểm đó bị cáo đã thấy mình đã hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đến thời điểm bây giờ bị cáo thấy mình có thiếu sót.

Vấn đề VKS truy tố số tiền hơn 10.000 tỷ đồng theo quan điểm của bị cáo chưa hoàn toàn đúng với diễn biến trong quá trình bị cáo được phân công. Trong việc giao dịch trên 5 tỷ đồng có 3 trường hợp: (1) xin đồng ý, (2) xin không đồng ý và (3) không xin.

Trong các giao dịch, cụ thể khoản 903 tỷ đồng, 201 tỷ đồng và 63 tỷ đồng, VNCB đã tự ý thực hiện các khoản đó, 650 tỷ đồng có xin ý kiến nhưng tổ giám sát không đồng ý. Việc cho 10 doanh nghiệp vay 12 khoản kinh doanh vật liệu xây dựng, tổ trưởng không phân công cho bị cáo.

vu an ngan hang xay dung chieu 256 to truong ha tan phuoc cho rang vncb lap hop dong gia de qua mat to giam sat
Ông Đặng Thanh Bình - nguyên Phó Thống đốc NHNN có mặt tại tòa (ảnh: MA)

Tóm tắt phiên sáng 25/6:

Tại phiên tòa, luật sư (LS) Phạm Văn Đàm đề nghị triệu tập bà Trần Thị Hòa (Nguyên cục trưởng NHNN), là người tham gia đề án tái cơ cấu 6 ngân hàng yếu kém. Bà Hòa đã trực tiếp thẩm định năng lực tài chính của cổ đông mới, toàn bộ hồ sơ qua các biên bản lời khai của bà Hòa có mâu thuẩn. LS cho rằng việc vắng mặt sẽ làm ảnh hưởng đến phiên tòa.

Đồng thời làm rõ tư cách Đặng Thanh Long tham gia với đại diện NHNN. Ông Long có lời khai, với tư cách cục trưởng thanh tra giám sát NHNN. Nay là xuất hiện với tư cách đại diện NHNN. Bên cạnh đó, LS cũng đề nghị xem xét tư cách của ông Phạm Văn Dũng, Kiểm soát viên VKS ND tối cao. Cuối cùng, LS kiến nghị được quyền sử dụng tài liệu mật do có trong hồ sơ vụ án.

LS Trương Thị Minh Thơ đề nghị triệu tập Lãnh đạo Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Long An và đề nghị chấp nhận cho LS được chứng minh tài liệu mật có trong hồ sơ vụ án. LS cũng đề nghị triệu tập điều tra viên do có dấu hiệu vi phạm và xem xét tư cách của ông Phạm Văn Dũng.

Trước các đề nghị của LS, Hội đồng xét xử cho biết, về việc triệu tập bà Hòa, phạm vi vụ án là truy tố về hành vi thiếu trách nhiêm của ông Bình trong thời gian ông Bình làm Phó Thống đốc NHNN, không xem xét tái cơ cấu đối với các ngân hàng. Trong quá trình xét xử nếu phát sinh thêm tình tiết sẽ triệu tập.

Về yêu cầu của các luật sư đề nghị sử dụng hồ sơ mật, không thuộc phạm vi xem xét của HĐXX, giải mật theo nghị định Chính phủ thì các luật sư xem xét sử dụng cho phù hợp . Về Kiểm soát viên VKSND Tối cao thực hiện quyền công tố thì HĐXX đã nhận được quyết định của VKSND Tối cao phân ông Phạm Văn Dũng về công tác nên hoàn toàn phù hợp, không vi phạm luật tố tụng.

Xem thêm

Minh Anh