Phạm Công Danh: Nhiều DN sẵn sàng chi tiền khắc phục hậu quả, trở thành cổ đông Tập đoàn Thiên Thanh
Chiều 18/12, TAND Cấp cao TP HCM tiếp tục xét xử phúc thẩm đối với ông Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch HĐQT ngân hàng VNCB, Tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh) cùng 17 đồng phạm về tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
4.500 tỉ đồng tăng vốn không phải là công cụ, phương tiện phạm tội
Đối đáp lại các ý kiến của luật sư, đại diện các bên sáng nay, VKS cho rằng nhóm đầu tư mới phải cam kết tái cơ cấu ngân hàng trên cơ sở năng lực tài chính.
NHNN đã có văn bản cam kết VNCB tăng vốn điều lệ theo phương án chào bán cổ phần, trong đó chỉ đạo việc tăng vốn điều lệ phải đảm bảo không dùng vốn ủy thác, vốn huy động, vốn vay của các tổ chức các nhân mua cổ phần của VNCB.
Do đó, không thể xem việc NHNN yêu cầu nhóm đầu tư mới tăng vốn điều lệ theo cam kết là chấp nhận việc ôg Danh được sử dụng tiền cho vay do chính VNCB bảo lãnh để tăng vốn điều lệ.
Số tiền 4.500 tỉ đồng phần lớn từ quan hệ tín dụng trái pháp luật, số tiền này không phải là tiền của cá nhân ông Danh có năng lực tài chính đưa vào, mà có nguồn gốc bất hợp pháp.
Án sơ thẩm cho rằng, số tiền này là của ông Danh khi chỉ căn cứ vào việc các cá nhân góp vốn có tiền mà không xem xét nguồn gốc số tiền là không có cơ sở.
Số tiền tăng vốn điều lệ sau khi chuyển vào VNCB đã hòa chung vào nguồn tiền của VNCB và có cơ sở ông Danh là người chỉ đạo sử dụng số tiền 4.500 tỉ đồng.
Án sơ thẩm thu hồi trả lại cho ông Danh trong khi ông đã sử dụng và giờ được tuyên trả lại là ông Danh được hưởng hai lần, đồng nghĩa với việc nhà nước mất thêm 4.500 tỉ đồng.
Theo VKS, về vấn đề 4.500 tỉ đồng có là vật chứng của vụ án hay không, có thể thấy án sơ thẩm nhận định có mâu thuẫn, không nhất quán.
Cùng số tiền 2.371 tỉ đồng nhưng án sơ thẩm nhận định vừa là vật chứng do hành vi phạm tội của Danh và đồng phạm vừa là tài sản của cá nhân Danh.
Mặt khác, theo VKS, số tiền 4.500 tỉ đồng không phải là công cụ, phương tiện phạm tội, không phải là đối tượng phạm tội nên không có cơ sở để thu hồi.
Ông Phạm Công Danh. (Ảnh: Dân trí) |
Về các ý kiến về kháng nghị không cho 4 bị cáo hưởng án treo, sau khi các bị cáo nêu về hoàn cảnh gia đình, các tình tiết giảm nhẹ, VKS rất đồng cảm với hoàn cảnh các bị cáo. Mặc dù các bị cáo phạm tội, không hưởng lợi nhưng các bị cáo đã thành niên buộc phải hiểu những hành vi của mình phải chịu trách nhiệm.
VKS xác định các bị cáo không đủ điều kiện hưởng án treo đã nêu rõ trong kháng nghị nhưng không có nghĩa VKS đề nghị cách ly các bị cáo ra khỏi xã hội, vì theo quy định ngoài án treo còn có các hình phạt khác, HĐXX sẽ cân nhắc.
Riêng về kháng cáo của ngân hàng BIDV, ông Trần Qúi Thanh và một số bên, VKS cho biết, việc thu hồi thiệt hại từ thiệt hại 3 ngân hàng hay thu hồi dòng tiền sử dụng đề nghị HĐXX cân nhắc nhằm khắc phục tối đa thiệt hại.
Về các ý kiến xin giảm nhẹ hình phạt, hưởng cải tạo không giam giữ, hay án treo, VKS cho biết, hậu quả của vụ án là đặc biệt nghiêm trọng, các bị cáo phải liên đới chịu trách nhiệm, hình phạt cấp sơ thẩm tuyên là tương xứng với hành vi phạm tội nên không có cơ sở xem xét.
Nhiều bị cáo tin tưởng ông Danh mà phải đối diện với phiên tòa
Nói lời sau cùng, ông Phạm Công Danh mong HĐXX, VKS xem xét bối cảnh khách quan, các bị cáo có mặt tại tòa vì tin tưởng ông Danh mà phải đối diện với phiên tòa như này.
Ông Danh cho biết, ngay từ chưa khởi tố, ông đã chủ động trình bày chưa hề che đậy. Ông cũng cảm ơn quan điểm VKS tạo điều kiện cho những người liên quan quan tới mình có cơ hội ở ngoài xã hội.
“Mong HĐXX tạo điều kiện cho bản thân tôi và tập đoàn Thiên Thanh có cơ chế khắc phục hậu quả, nếu có cơ chế thì tôi tin có khả năng sẽ khắc phục hậu quả. Thông qua các luật sư, tôi được biết các doanh nghiệp, đối tác nhiều năm sẵn sàng trở thành cổ đông của tập đoàn, họ nói nếu thiếu tiền sẽ bỏ tiền vô để khắc phục hậu quả”, ông Danh nói.
Bị cáo Phan Thành Mai, Nguyên Tổng Giám đốc ngân hàng VNCB cho biết bị cáo đặt niềm tin và gửi lời cảm ơn tới các cơ quan tố tụng, đặc biệt VKS có nhiều từ ngữ nhân văn cho các bị cáo.
Ông Mai Hữu Khương, Phó Giám đốc VNCB Chi nhánh Sài Gòn mong HĐXX xem xét lại toàn bộ bối cảnh nguyên nhân của vụ án, vốn do bà Hứa Thị Phấn gây ra và mong không chấp thuận quan điểm của VKS kháng nghị khoản tiền trả về cho ông Danh.
Các bị cáo còn lại mong xem xét giảm nhẹ hình phạt, hưởng sự khoan hồng cho pháp luật.
Theo kế hoạch, HĐXX sẽ tuyên án vào lúc 9 giờ sáng ngày 25/12.
Xem thêm |
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/