|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Vingroup muốn chiếm 30% thị phần điện thoại đi động Việt Nam trong vòng 2 năm

10:37 | 19/12/2018
Chia sẻ
Tập đoàn Vingroup có kế hoạch tiếp cận thị trường điện thoại di động của Việt Nam bằng 30.000 sản phẩm đầu tiên được áp dụng "chính sách khuyến mãi đặc biệt", mức giá bán phân khúc trung bình từ 2,49 đến 6,29 triệu đồng... 

Theo tờ Financial Times, Tập đoàn Vingroup đang muốn chiếm lĩnh gần 1/3 thị phần điện thoại thông minh đang trên đà phát triển của Việt Nam, công ty đang chuyển mình sang định hướng tập đoàn công nghệ với việc ra mắt một trong những sản phẩm đầu tiên – điện thoại Vsmart.

Vsmart sẽ bắt đầu tiếp cận người tiêu dùng Việt Nam bằng chính sách “khuyến mãi đặc biệt” đối với 30.000 điện thoại đầu tiên được bán, Giám đốc điều hành VinSmart Trần Minh Trung cho biết. Đây là những chiếc điện thoại sử dụng hệ điều hành Android, sản xuất tại tổ hợp VinFast – Cát Hải – Hải Phòng, cũng chính là địa điểm mà Vingroup sản xuất ô tô và xe máy điện.

Trao đổi cùng Financial Times, ông Trần Minh Trung cho biết mục tiêu của VinSmart là chiếm 30% thị phần điện thoại di động tại Việt Nam vào năm 2020, tức sau khoảng hai năm.

vingroup muon chiem 30 thi phan dien thoai di dong viet nam trong vong 2 nam
Ông Trần Minh Trung - CEO VinSmart

Theo ông Nguyễn Việt Quang – Tổng giám đốc Vingroup, điện thoại sẽ chỉ là một phần của hệ sinh thái các thiết bị thông minh của Tập đoàn, trong đó có cả Smart Home và Smart TV…

Việc tung ra các thiết bị công nghệ là bước nhảy vọt mới nhất trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Vingroup, công ty tư nhân lớn nhất Việt Nam bắt đầu với việc phát triển bất động sản, mở rộng sang bán lẻ, giao dục, chăm sóc sức khỏe, nông nghiệp, du lịch nghỉ dưỡng và sản xuất ô tô…

Nói về việc ra mắt điện thoại, ông Trung cho biết VSmart đã nỗ lực hết sức để có thể cho ra mắt 4 mẫu điện thoại trong vòng 6 tháng. Mục tiêu đầu tiên là tốt và bền bỉ và hậu mãi tốt, kể từ năm 2019 VinSmart có kế hoạch cho ra mắt 10 mẫu điện thoại thuộc 6 phân khúc khác nhau từ cơ bản đến siêu cao cấp, cùng với đó công nghệ tích hợp cũng tân tiến hơn.

Cũng trong ngày ra mắt smartphone, Vingroup ký thỏa thuận hợp tác mua bản quyền sản xuất gốc của Qualcomm, bao gồm chip và các công nghệ khác. Phó Chủ tịch nhà sản xuất chip của Mỹ, ông Jim Cathey cũng tỏ ra ngạc nhiên với tiến độ thiết kế, phát triển sản phẩm trong 6 tháng của Vingroup và đối tác BQ.

Năm 2017, người Việt Nam tiêu thụ 15 triệu điện thoại di động, trong khi đó công suất đáp ứng của nhà máy sản xuất VinSmart là 5 triệu chiếc/năm.

Kinh tế Việt Nam đang được đóng góp không nhỏ từ các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là Samsung, công ty sản xuất khoảng một nửa tổng số điện thoại di động và mới tuyên bố sẽ chuyển một bộ phận sản xuất từ Trung Quốc sang.

Giới truyền thông cũng đang đưa tin rằng nhà cung cấp của Apple – Foxconn đang xem xét việc đặt một nhà máy tại Việt Nam, dù cho Tập đoàn Đài Loan chưa có xác nhận về vấn đề này.

Chính phủ Việt Nam đang muốn thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân, nơi mà Vingroup chính là một đầu tàu.

Tuy nhiên theo các chuyên gia trong lĩnh vực thiết bị di động của ABI Research – David McQueen cho rằng, mục tiêu để đạt được 30% thị phần từ con số 0 là vô cùng thách thức và khắt khe, đặc biệt khi có các đối thủ lớn trên thị trường như Apple, Samsung ở phân khúc cao cấp, Xiaomi, Huawei, Oppo… ở phân khúc trung cấp.

Nhưng VinSmart có thể nắm giữ được thị phần đáng kể trong khoảng thời gian ngắn nếu thành công trong việc tạo sự khác biệt về chính sách giá cả, nội dung, tiếp thị và các lĩnh vực khác.

Theo mức giá Vingroup công bố, điện thoại Vsmart sẽ có mức giá ban đầu từ 2,49 triệu đồng đến 6,29 triệu đồng. Công ty cũng cho biết kế hoạch bán sản phẩm của mình tại nước ngoài, khởi đầu với Nga và Tây Ban Nha. Công ty Việt Nam tuyên bố đã mua lại 51% nhà sản xuất điện thoại BQ của Tây Ban Nha, một trong những quân bài giúp Vingroup hiện thực hóa giấc mơ công nghệ.

Xem thêm

Bạch Mộc

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.