|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Việt Nam – Trung tâm outsourcing công nghệ thông tin mới của thế giới

12:39 | 30/05/2018
Chia sẻ
Nhiều năm qua, Ấn Độ giữ vững danh hiệu điểm đến ủy thác nghiệp vụ kinh doanh (business process outsourcing - BPO) phổ biến nhất thế giới. Theo hiệp hội thương mại Nasscom, ngành công nghiệp BPO tại Ấn Độ ghi nhận tỷ lệ giảm lao động lớn nhất trong 7 năm qua, trong khi lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) chứng kiến năm tăng tỷ lệ thất nghiệp thứ hai liên tiếp. Khi Ấn Độ đang loay hoay tìm cách thích ứng với nhu cầu thay đổi của thế giới, Việt Nam đang nổi lên như một trung tâm outsourcing CNTT đầy tiềm năng.
viet nam trung tam outsourcing cong nghe thong tin moi cua the gioi Thí điểm phương án nâng tính sáng tạo, khởi nghiệp tại Khu Công nghệ cao Đà Nẵng
viet nam trung tam outsourcing cong nghe thong tin moi cua the gioi TP HCM đặt mục tiêu thu hút đầu tư vào Khu Công nghệ cao trên 700 triệu USD năm 2018

Ít ai có thể liên tưởng Việt Nam với Thung lũng Silicon nhưng đất nước này có tinh thần công nghệ mạnh mẽ và dân số tài năng, khiến nhiều người nhớ đến buổi bình minh của nền công nghệ Mỹ.

viet nam trung tam outsourcing cong nghe thong tin moi cua the gioi
Ảnh minh họa. Nguồn: Shara Tibken/CNET.

Lịch sử outsourcing CNTT tại Việt Nam

Ngành outsourcing CNTT tại Việt Nam vẫn còn khá mới mẻ. Hơn 10 năm trước, Harvey Nash và một vài công ty công nghệ đa quốc gia khác, trong đó có Intel và Oracle, bắt đầu khai phá tiềm năng của lực lượng lao động CNTT đang phát triển nhanh chóng tại Việt Nam. Ngoài việc đưa ra nhiều chính sách thu hút doanh nghiệp CNTT, chính phủ Việt Nam cũng đầu tư mạnh tay vào đào tạo nguồn nhân lực trong các ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM), nhờ đó tạo ra lực lượng lao động có trình độ công nghệ cao.

Kể từ đó, ngành công nghiệp outsourcing và công nghệ của Việt Nam bắt đầu tăng trưởng ổn định. Năm 2017, Việt Nam tăng 5 hạng trong bảng xếp hạng Chỉ số Địa điểm Dịch vụ Toàn cầu do hãng tư vấn A.T. Kearney thực hiện. Sự vươn lên của ngành outsourcing tại Việt Nam đã trở thành mối lo ngại của Ấn Độ khi hàng loạt các tập đoàn CNTT hàng đầu thế giới như Intel, IBM, Samsung, Nokia và Microsoft tiếp tục đầu tư vào Việt Nam.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Sự thay đổi nhanh chóng đã tái định hình nền kinh tế Việt Nam từ một nước phụ thuộc vào nông nghiệp đến một thị trường năng động, hiện đại. Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007 và đã không ngừng nỗ lực tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.

Các chuyên gia CNTT tại Việt Nam thoải mái đón nhận hoạt động kinh doanh vươn ra toàn cầu, sẵn sàng chấp nhận thử thách và đưa ra những ý tưởng sáng tạo. Hệ thống giáo dục Việt Nam cũng đang nỗ lực để đảm bảo “Tiếng Anh sẽ trở thành ngôn ngữ thứ hai tại các trường đại học chứ không chỉ là một ngoại ngữ”, cho thấy tầm quan trọng của tiếng Anh tại Việt Nam.

Tuy nhiên, một yếu tố văn hóa làm ảnh hưởng đến cơ hội của người lao động Việt Nam là lòng trung thành. Các nhân viên người Việt thường rất trung thành với doanh nghiệp, cho thấy tầm ảnh hưởng của mối quan hệ khăng khít trong gia đình. Người lao động Việt Nam không chỉ chu cấp cho những người thân trong gia đình mà còn cả bà con họ hàng. Đó là sự khác biệt về văn hóa thường khiến lao động Việt gắn bó với gia đình và trung thành với doanh nghiệp. Trong khi đó, tại nhiều nước như Ấn Độ, Phlippines và Malaysia, người lao động thường quyết định ra nước ngoài tìm cơ hội.

Việt Nam đang nỗ lực để phát triển lực lượng lao động trình độ cao nhằm cạnh tranh với các quốc gia láng giềng như Singapore, Malaysia và Philippines, trong đó có việc đẩy mạnh giáo dục sau phổ thông và đào tạo nguồn nhân lực trong các ngành STEM. Đại học Cornell (Mỹ) hiện đang tư vấn xây dựng một trường đại học đẳng cấp thế giới tại Hà Nội, trong khi Đại học Fulbright sẽ sớm mở cơ sở giảng dạy tại TP HCM. Với sự đầu tư liên tục vào nghiên cứu và khoa học ở cấp độ đại học, Việt Nam đang đặt mục tiêu phần lớn sinh viên tốt nghiệp sẽ có tấm bằng thuộc nhóm ngành STEM.

Sự đa dạng giới tính trong lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam cũng là một điều ấn tượng. Tại Harvey Nash, số lượng lao động nữ nhiều hơn cả nam giới, lao động nữ cũng có cơ hội lãnh đạo và thăng tiến như nam giới.

Cơ hội và thách thức

Việt Nam là trung tâm BPO và outsourcing CNTT. Theo bà Anna Frazzetto – Giám đốc công nghệ số kiêm phó chủ tịch cao cấp giải pháp công nghệ toàn cầu của Harvey Nash, các lĩnh vực thường tìm đến nguồn nhân lực CNTT tại Việt Nam gồm công nghệ, dịch vụ tài chính, truyền thông, game, phần mềm và nhũng doanh nghiệp muốn tận dụng các xu hướng đang thịnh hành như trí tuệ nhân tạo (AI), khả năng học hỏi của máy móc (machine learning) và công nghệ blockchain.

Với hầu hết doanh nghiệp, thách thức lớn nhất trong oursourcing CNTT tại Việt Nam là phải làm việc với nhóm nhân viên ở cách xa hàng chục nghìn km. Tuy nhiên, thách thức này có thể được giải quyết bằng cách huấn luyện và trao đổi thông tin. Huấn luyện một nhóm nhân viên nước ngoài giống như cách huấn luyện nhân viên nội bộ là nền tảng để hợp tác thành công.

Triển vọng outsourcing tại Việt Nam

Trong khi Ấn Độ đang trải qua giai đoạn khó khăn trong ngành outsourcing, các quốc gia như Việt Nam sẽ tiếp tục ghi nhận tăng trưởng. Cùng với các trung tâm outsouring khác trong khu vực như Thái Lan và Campuchia, Việt Nam cần duy trì sự kiên định trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Đầu tư của chính phủ vào các ngành STEM và mở rộng sự hiện diện của các tập đoàn đa quốc gia sẽ thúc đẩy sự phát triển của lực lượng lao động và thị trường outsourcing Việt Nam.

viet nam trung tam outsourcing cong nghe thong tin moi cua the gioi Ông Kim Jong Un tìm cảm hứng từ câu chuyện thành công của Trung Quốc và Việt Nam

Với kỳ vọng cuộc gặp lịch sử Mỹ - Triều ngày 12/6 sẽ giúp nới lỏng các lệnh trừng phạt quốc tế, nhà lãnh đạo ...

viet nam trung tam outsourcing cong nghe thong tin moi cua the gioi Phép màu kinh tế Việt Nam: Bài học cho các quốc gia đang phát triển

Nếu đang đọc bài báo này trên điện thoại, rất có thể bạn đang cầm trên tay chiếc điện thoại thông minh “Made in Vietnam”. ...

Trường Giang