|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Việt Nam, Singapore và Indonesia là điếm đến hàng đầu châu Á của Sáng kiến Vành đai và Con đường

08:50 | 18/08/2019
Chia sẻ
Theo một khảo sát mới đây, các doanh nghiệp châu Á muốn tham gia vào Sáng kiến Vành đai và Con đường - kế hoạch đầy tham vọng nhằm thúc đẩy thương mại và kết nối của Trung Quốc, đã chọn Việt Nam, Singapore và Indonesia là ba quốc gia hàng đầu có nhiều cơ hội nhất.
duongsatcatlinhhadong

Ảnh: Getty Images

Như vậy, Việt Nam, Singapore và Indonesia là ba nước có thể gặt hại nhiều lợi ích từ Sáng kiến Vành đai và Con đường do chính phủ Trung Quốc khởi xướng nhất.

Theo Liên đoàn Doanh nghiệp Singapore và công ty PwC, các dự án cơ sở hạ tầng mà loạt doanh nghiệp này đang để mắt đến bao gồm thành phố thông minh, khu công nghiệp và đường xá.

Theo South China Morning Post, hai tổ chức nói trên đã khảo sát ý kiến của gần 50 giám đốc cấp cao thuộc nhiều lĩnh vực mà công ty của họ phần lớn đặt trụ sở ại Singapore.

Chi tiết của nghiên cứu trên được công bố khi bắt đầu cuộc hội nghị về cơ sở hạ tầng kéo dài hai ngày tại Singapore. Sự kiện này được cho là cầu nối cho các dự án cơ sở hạ tầng cần thiết trên khắp Đông Nam Á.

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ước tính, các nền kinh tế trong khu vực sẽ cần 210 tỉ USD/năm cho hoạt động đầu tư vào cở sở hạ tầng trong giai đoạn 2016 - 2030 nhằm đảm bảo kinh tế tiếp tục tăng trưởng.

Dữ liệu mới nhất từ Fitch Solutions cho thấy Nhật Bản đã vượt Trung Quốc về số lượng dự án cơ sở hạ tầng đầu tư vào 6 nền kinh tế lớn nhất Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Cụ thể, Nhật Bản đã rót 367 tỉ USD vào 6 nước này, trong khi số vốn đầu tư của Trung Quốc chỉ dừng lại ở con số 255 tỉ USD.

Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn sẵn sàng đầu tư vào các dự án đường sắt và đường bộ theo Sáng kiến Vành đai và Con đường trị giá hàng tỉ USD do chính phủ nước này tung ra năm 2013. Hiện tại, sáng kiến đã có dự án ở hơn 125 quốc gia.

Các công trình nổi bật của Sáng kiến Vành đai và Con đường tại ASEAN bao gồm dự án đường sắt ở Lao, Indonesia và Malaysia.

 Tuy nhiên, kế hoạch nói trên cũng bị chỉ trích là công cụ để Trung Quốc hợp pháp hóa tham vọng địa chính trị của mình, thông qua việc khiến các quốc gia nhận vốn hỗ trợ rơi vào bẫy nợ.

Khi tham dự Diễn đàn Vành đai và Con đường lần thứ hai tại Bắc Kinh hồi tháng 4 vừa qua, Chủ tịch Tập Cận Bình đã cam kết rằng sáng kiến này sẽ mang lại lợi ích cho tất cả đối tượng tham gia chứ không chỉ Trung Quốc, đồng thời ông cũng sẽ chú ý hơn đến vấn đề bền vững của sáng kiến.

Khả Nhân

S&P 500 tiến sát đỉnh khi thị trường tiếp tục lạc quan với chính sách của Tổng thống Trump
Nhóm cổ phiếu công nghệ đã dẫn dắt thị trường sau khi Tổng thống Trump công bố kế hoạch thu hút 500 tỷ USD đầu tư vào cơ sở hạ tầng AI tại Mỹ.