|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Việt Nam đề nghị Ấn Độ xem xét giải quyết khó khăn nguồn nguyên phụ liệu dệt may

19:13 | 07/04/2020
Chia sẻ
Ấn Độ, nền kinh tế lớn thứ 5 hế giới, nhưng quan hệ thương mại và đầu tư Việt Nam - Ấn Độ còn rất khiêm tốn, thương mại song phương mới đạt 11,3 tỉ USD trong năm 2019 và đầu tư của Ấn Độ chưa đạt 1 tỉ USD, kém xa tiềm năng và kì vọng của hai nước.

Việt Nam và Ấn Độ thúc đẩy quan hệ thương mại song phương - Ảnh 1.

Thứ trưởng Cao Quốc Hưng tại buổi gặp và làm việc với ngài Anup Wadhawan, Thứ trưởng Bộ Công Thương Ấn Độ. (Nguồn: vietnamexport)

Việt Nam và Ấn Độ thúc đẩy quan hệ thương mại song phương

Mới đây, tại trụ sở Bộ Công Thương Ấn Độ, Thứ trưởng Cao Quốc Hưng đã có buổi gặp và làm việc song phương với ngài Anup Wadhawan, Thứ trưởng Bộ Công Thương Ấn Độ để thúc đẩy hợp tác thương mại song phương và trao đổi các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho nông thủy sản Việt Nam xuất khẩu.

Hai Thứ trưởng nhận định tuy kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Ấn Độ tăng trưởng tích cực trong thời gian qua, đạt 11,3 tỉ USD năm 2019 nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm lực của hai nước. 

Với quan hệ đối tác chiến lược toàn diện và sức mua lớn, hai bên còn rất nhiều tiềm năng và dư địa tăng cường kim ngạch thương mại song phương, thông qua việc đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng thế mạnh của mỗi nước sang nước kia.

Thứ trưởng Cao Quốc Hưng giới thiệu về chất lượng, lợi thế và năng lực cạnh tranh của các mặt hàng nông thủy sảntrái cây tươi của Việt Nam, đặc biệt là trái thanh long và cá ba sa. Các sản phẩm này được sản xuất theo tiêu chuẩn, có chất lượng tốt, an toàn.

Thứ trưởng đã đề nghị Bộ Công Thương Ấn Độ hỗ trợ xúc tiến, quảng bá cho doanh nghiệp và người tiêu dùng Ấn Độ biết và tăng cường tiêu thụ các mặt hàng nông thủy sản, trái cây tươi của Việt Nam, đặc biệt là quả thanh long và cá ba sa nhằm hỗ trợ nông dân Việt Nam trong thời điểm khó khăn hiện tại.

Tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Kết quả các buổi làm việc và tọa đàm cho thấy Việt Nam và Ấn Độ cùng đánh giá cao thị trường và các mặt hàng xuất khẩu của nhau. 

Đặc biệt, các doanh nghiệp Ấn Độ đánh giá cao chất lượng, hương vị của các mặt hàng trái cây của Việt Nam như thanh long, vải, nhãn, chôm chôm và mong muốn có nhiều hơn nữa các hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu cho thanh long tại thị trường Ấn Độ.

Ấn Độ là đối tác thương mại và đầu tư quan trọng hàng đầu của Việt Nam, để đạt mục tiêu thương mại song phương 15 tỉ USD vào năm 2020 như lãnh đạo hai nước đã đề ra, hai bên cần tăng cường hợp tác đầu tư trong các lĩnh vực có thế mạnh và lợi thế cạnh tranh như khai khoáng, dệt may, da giày, năng lượng, y tế - dược phẩm, công nghiệp phụ trợ, máy móc thiết bị, linh kiện phụ tùng ô tô, máy nông nghiệp và công nghệ thông tin.

Đối với lĩnh vực dệt mayda giày, Thứ trưởng Cao Quốc Hưng đã khẳng định Việt Nam cũng là nước có ngành công nghiệp dệt may tương đối phát triển với kim ngạch xuất khẩu ra thế giới đạt 32,7 tỉ USD. 

Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình dịch COVID-19 bùng phát, Việt Nam đang gặp khó khăn về nguồn nguyên liệu cho ngành dệt may. Thứ trưởng đề nghị phía Ấn Độ xem xét hỗ trợ giải quyết khó khăn về nguồn nguyên phụ liệu dệt may cho Việt Nam.

Thứ trưởng Anup Wadhawan nhất trí với tất cả các ý kiến của Thứ trưởng Cao Quốc Hưng về việc tăng cường xuất khẩu các mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của mỗi nước, tăng cường các biện pháp xúc tiến thương mại, trao đổi đoàn doanh nghiệp, nhất là trong năm 2020 – năm kỉ niệm 48 năm quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Ấn Độ. Đây cũng là năm Việt Nam là Chủ tịch ASEAN. 

Bên cạnh các mặt hàng như thanh long, cá basa, Thứ trưởng Bộ Công Thương Ấn Độ cho rằng Việt Nam còn có thể thúc đẩy xuất khẩu sang Ấn Độ nhiều mặt hàng khác nữa.

Hai bên trao đổi quan điểm và nhất trí tăng cường hợp tác hơn nữa trong lĩnh vực dược phẩm, thiết bị y tế, sản phẩm nông nghiệp, trái cây, hàng thủy hải sản, dệt may và da giày…

Phùng Nguyệt