|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Vì sao NHNN lần đầu tiên giảm lãi suất sau 3 năm?

15:05 | 10/07/2017
Chia sẻ
Sau hơn 3 năm (kể từ ngày 18/3/2014), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mới sử dụng đến công cụ điều hành chủ chốt để giảm lãi suất từ 0,25-0,5% trên chính thị trường liên ngân hàng và trong các tổ chức tín dụng.
vi sao nhnn lan dau tien giam lai suat sau 3 nam
Vì sao NHNN lần đầu tiên giảm lãi suất sau 3 năm?
vi sao nhnn lan dau tien giam lai suat sau 3 nam Lãi suất cho vay ngắn hạn giảm 0,5%, lãi suất điều hành đồng loạt giảm 0,25%

Chiều muộn ngày 7/7, NHNN phát đi thông báo sẽ điều chỉnh giảm lãi suất điều hành, giảm 0,5%/năm lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế. Quyết định này có hiệu lực từ ngày hôm nay, 10/7/2017.

“Giảm lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp và phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế” - đó là khẳng định của ông Nguyễn Đức Long – Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Tiền tệ, NHNN.

Theo ông Long, trên cơ sở đánh giá diễn biến lạm phát có chiều hướng tăng chậm và dự báo năm 2017 có khả năng kiểm soát theo mục tiêu 4% Quốc hội giao; hoạt động ngân hàng, thanh khoản của các tổ chức tín dụng có diễn biến tích cực, để phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ cho doanh nghiệp, NHNN quyết định điều chỉnh giảm 0,5%/năm lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với các lĩnh vực ưu tiên.

Bên cạnh đó, NHNN điều chỉnh giảm 0,25%/năm các mức lãi suất điều hành, qua đó hỗ trợ cho các tổ chức tín dụng giảm chi phí tiếp cận vốn vay từ NHNN khi có nhu cầu.

Tuy nhiên, trần lãi suất huy động được giữ ổn định trên cơ sở đánh giá thận trọng diễn biến và kỳ vọng của lạm phát, việc Fed điều chỉnh tăng lãi suất và khả năng đồng USD tăng giá trên thị trường quốc tế trong thời gian tới.

Thông điệp rõ ràng

“Tôi đánh giá cao động thái giảm lãi suất của NHNN ngày 7/7. Khi mà kiểm soát lạm phát là mục tiêu hàng đầu và diễn biến thị trường tài chính thế giới lãi suất đang chịu nhiều sức ép tăng, đó là một sự nỗ lực của ngành Ngân hàng”, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu nói.

“Các ngân hàng đang cạnh tranh với các thị trường khác bao gồm thị trường bất động sản và chứng khoán để thu hút vốn huy động, đồng thời đang nỗ lực cho vay để kiếm lời và bù đắp những chi phí, trong đó có dự phòng rủi ro cho nợ xấu. Trước những thách thức đó, NHNN đã tính toán để giảm lãi suất cho vay hiện nay là sự cố gắng để góp phần tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, thúc đẩy sản suất”, ông Hiếu nhận định.

Tuy nhiên, về định hướng sắp tới, TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng nếu tiếp tục giảm lãi suất là không khả thi, trừ trường hợp NHNN đẩy một lượng tiền lớn vào lưu thông. Nhưng điều này cũng ẩn chứa nhiều rủi ro ở.

Còn theo quan điểm thị trường, hiện nay thị trường kỳ vọng tỷ lệ lạm phát ở mức 4%. Với kỳ vọng lạm phát đó, lãi suất huy động cần phải ở mức 6% và lãi suất cho vay 9%, đây là mức lãi suất cho vay thị trường đang thực hiện. Muốn đẩy mức lãi suất này xuống sâu hơn, NHNN phải nỗ lực đẩy lạm phát xuống sâu hơn nữa.

“Trong lần này, NHNN chỉ giảm lãi suất cho vay mà không giảm lãi suất huy động trên cơ sở tính toán và cân đối các yếu tố vĩ mô khác như cân đối huy động vốn và tăng trưởng tín dụng phù hợp; đảm bảo tính thanh khoản hệ thống; đảm bảo ổn định tỷ giá và tính toán cả kịch bản Fed tăng lãi suất trong tương lai trên cục diện tổng thể đạt được mục tiêu ổn định hệ thống và ổn định vĩ mô. Do vậy tôi có thể khẳng định kịch bản giảm lãi suất đợt này của NHNN là phù hợp”, ông Hiếu nhận định.

Tương tự, TS. Trần Du Lịch, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ Quốc gia cho rằng việc NHNN không chọn điều chỉnh trần lãi suất huy động, thay vào đó điều chỉnh lãi suất điều hành là khá hợp lý. Bởi trần lãi suất chỉ có ý nghĩa trong ngắn hạn. Trong khi đó, nhu cầu vốn nền kinh tế đa dạng.

“Có ý kiến cho rằng, động thái điều chỉnh chính sách trên của NHNN phát đi tín hiệu nới lỏng chính sách tiền tệ. Quan điểm của tôi, với mức đó không phải lỏng mà vẫn rất thận trọng. Tôi còn thấy giảm thêm được nữa thì càng tốt, nhưng với tình hình hiện nay mức giảm như vậy là phù hợp”, ông Lịch nói.

NHNN chọn đúng thời điểm

Trong khi đó, một thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia đánh giá NHNN đã rất “tinh tế” khi chọn thời điểm này để điều chỉnh lãi suất điều hành. Bởi chủ trương của Chính phủ trong năm 2017 là tín dụng tăng cao hơn dự kiến khoảng 18-20%, thường điểm rơi tín dụng vào quý IV.

Khi nhu cầu vốn tăng cao sẽ tạo áp lực lên cung vốn. Nếu lúc đó, ngân hàng không chuẩn bị đủ nguồn lực sẽ buộc phải đẩy lãi suất lên chắc chắn khi đó sẽ tạo áp lực lớn lên lạm phát. Vì vậy, NHNN đã chủ động dự trù điều chỉnh sớm từ quý III để các ngân hàng chủ động cân đối nguồn vốn cho vay khách hàng một cách hợp lý.

Với diễn biến trên, theo tính toán của một số chuyên gia, khả năng lãi suất cho vay giảm được từ 0,25% - 0,5%/năm là hoàn toàn khả thi. Theo TS Bùi Quang Tín, với diễn biến thị trường như trên, lãi suất từ giờ tới đầu quý IV có thể giảm thêm 0,25-0,5%/năm.

Tuy nhiên, mức giảm nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào tốc độ xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng. Tuy Nghị quyết xử lý nợ xấu đã được thông qua nhưng đây chưa phải liều thuốc tiên giúp giải quyết nợ xấu ngay mà nó cần có thời gian để các tác động chính sách được lan tỏa.

PGS.TS Trần Hoàng Ngân cũng cho rằng với lạm phát ở mức thấp (tháng 6 chỉ ở mức 2,54%), tỉ giá ổn định và tăng trưởng kinh tế khả quan..., chúng ta có đủ các yếu tố để kéo giảm lãi suất và việc NHNN giảm lãi suất điều hành 0,25%/năm là bước đi thận trọng hợp lý, nhất là trong bối cảnh Fed có khả năng tăng thêm lãi suất USD vào cuối năm nay.

Động thái này sẽ giúp các ngân hàng giảm chi phí đầu vào, nhất là việc giảm lãi suất tái chiết khấu sẽ giúp các ngân hàng đem trái phiếu đặc biệt đi vay tái cấp vốn có lãi suất mềm hơn. Nhưng cần độ trễ, chứ chưa tác động ngay đến lãi suất cho vay với các lĩnh vực thông thường.

"Đáng lưu ý, NHNN chỉ giảm lãi suất cho vay ở các lĩnh vực ưu tiên chứ không giảm lãi suất đại trà nhằm hỗ trợ doanh nghiệp các lĩnh vực ưu tiên là phù hợp, không để dòng vốn đổ vào các lĩnh vực có mức độ rủi ro cao. Lúc này, quan trọng là các tổ chức tín dụng cần tuân thủ nghiêm túc yêu cầu này để dòng vốn vào đúng lĩnh vực ưu tiên như yêu cầu của NHNN để hỗ trợ nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp" , chuyên gia kinh tế, TS.Cấn Văn Lực nhận xét.

vi sao nhnn lan dau tien giam lai suat sau 3 nam Hàng loạt ngân hàng bắt đầu giảm lãi suất cho vay

Theo khảo sát sáng nay, nhiều ngân hàng thương mại như VPBank, LienVietPostBank, Eximbank, VietinBank, Agribank đã nhanh chóng có động thái giảm lãi suất ...

vi sao nhnn lan dau tien giam lai suat sau 3 nam 'Giảm lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp và phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế'

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Đức Long – Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước về mục tiêu ...

vi sao nhnn lan dau tien giam lai suat sau 3 nam Lãi suất đồng loạt giảm, ai hưởng lợi?

Ngân hàng Nhà nước đã “bật đèn xanh” cho các ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp.

Thu Hà