|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Tuần 2-6/4: VN-Index 'chầu chực' mốc 1.200 điểm, bật động sản 'dậy sóng'

09:00 | 08/04/2018
Chia sẻ
Thị trường chứng khoán tuần 2-6/4, VN-Index tiến rất gần mốc 1.200 điểm trong một tuần tích cực của VIC, cùng với sự khởi sắc của nhóm bất động sản và xây dựng.
tuan 2 64 vn index bam sat moc 1200 diem bat dong san day song VIC đẩy thị trường, đưa tài sản tỷ phú Phạm Nhật Vượng cán mốc 7 tỷ USD

Bất động sản và xây dựng khởi sắc, tiền đổ nhiều hơn

Tuần 2-6/4, VN-Index đạt 1.199,96 điểm, tăng 22,5 điểm so với tuần trước. HNX-Index đạt 138,02 điểm, tăng hơn 5,5 điểm và UPCoM-Index đạt 60,64 điểm giảm nhẹ so với tuần trước đó.

Mở đầu tuần này, dưới đà tăng của nhóm ngân hàng và chứng khoán, VN-Index tăng hơn 22 điểm và vượt mốc 1.195 điểm. Một số mã như HCM, VCI tăng trần trong phiên này, ngoài ra BID hay VCB cũng có mức tăng 3,7% và 5%. Các mã vốn hóa lớn như VIC tăng 4,9%, ROS tăng trần.

Các phiên tiếp theo đó, nhóm chứng khoán tiếp tục tạo ấn tượng bên cạnh VIC duy trì đà tăng. Nhóm bất động sản và xây dựng hút dòng tiền, đặc biệt phiên ngày 5/4 xuất hiện lượng giao dịch thỏa thuận NVL lên tới 1.400 tỷ đồng. Một số mã như NBB bật tăng trở lại sau chuỗi giảm sau sự cố cháy chung cư Carina Plaza, các mã khác như KBC, NLG, HBC có chuỗi tăng kéo dài trong tuần.

Các phiên giao dịch cuối tuần có dấu hiệu phân hóa ở nhóm bluechips trong khi đó một số mã penny lại trỗi dậy trong những phiên này. VN-Index kết thúc tuần sát mức 1.200 điểm và có nhiều lần biến động quanh mốc kháng cự này.

Tổng giá trị giao dịch toàn thị trường trong tuần đạt trung bình khoảng 9.700 tỷ đồng/phiên, tăng 17,5% so với tuần trước. Dòng tiền có dấu hiệu gia tăng không chỉ ở nhóm Large-cap mà phân bổ dần sang nhóm Mid và Small-cap. Khối ngoại bán ròng đột biến nhiều phiên ở một số mã như MPC trên UPCoM vào ngày 5/4 hay chứng chỉ quỹ nội E1VFVN30 vào cuối tuần. NVL, VIC là những mã được khối ngoại giao dịch nhiều trên HOSE tuần qua.

tuan 2 64 vn index bam sat moc 1200 diem bat dong san day song
Thị trường chứng khoán tuần 2-6/4, VN-Index chưa vượt được mốc 1.200 điểm (ảnh minh họa)

Penny trỗi dậy

Trên HOSE, HOT (CTCP Du lịch-Dịch vụ Hội An) tiếp tục tăng mạnh nhất với 40% với tuần bộ các phiên đều tăng trần.

Giống như vậy, KSH (CTCP Đầu tư và Phát triển KSH) có sắc tím trong suốt tuần và tăng 38,4%. Riêng phiên ngày 6/4, mã này có thanh khoản đột biến hơn 1 triệu đơn vị.

Ngoài KSH, một mã penny đáng chú ý là OGC (CTCP Tập đoàn Đại Dương) tăng 15,1% đi kèm thanh khoản có xu hướng tăng cao trong suốt tuần.

VFG (CTCP Khử trùng Việt Nam) tăng 18,2%. Vừa qua, CTCP Chứng khoán SSI mua vào hơn 1,4 triệu cổ phiếu VFG và nâng sở hữu lên 4,7 triệu cổ phiếu, tương ứng gần 20% vốn.

SC5 (CTCP Xây dựng số 5) tăng 25% lên 32.500 đồng/cp, NLG (CTCP Đầu tư Nam Long) tăng 14,6% và là những mã bất động sản và xây dựng có sức tăng tốt nhất tuần qua.

tuan 2 64 vn index bam sat moc 1200 diem bat dong san day song
Top cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên HOSE tuần 2-6/4

Về top giảm, RDP (CTCP Nhựa Rạng Đông) đứng đầu với 20,3%. TLD (CTCP Đầu tư Xây dựng và Phát triển Đô thị Thăng Long) giảm 19,3%.

FDC (CTCP Ngoại thương và Phát triển Đầu tư TP HCM) sau khi tăng 30,4% vào tuần trước đã giảm 9,2% trong tuần này.

Một mã khác là EMC (CTCP Cơ điện Thủ Đức) giảm 16,1% sau một thời gian tăng điểm trước đó trong giai đoạn Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thoái 40,5% vốn.

tuan 2 64 vn index bam sat moc 1200 diem bat dong san day song
Top cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên HNX tuần 2-6/4

Trên HNX, tân binh NRC (CTCP Bất động sản Netland) tăng mạnh nhất với 42,9%. Mã nãy mới chào sàn vào ngày 5/4 vừa qua với giá 21.000 đồng/cp.

DS3 (CTCP Quản lý đường số 3) tăng 28,6% lên 23.800 đồng/cp. Ba phiên cuối tuần, DS3 đều tăng trần đi kèm với thanh khoản tăng đột biến so với các phiên trước đó lên ngưỡng hơn 1 triệu đơn vị.

SGH (CTCP Khách sạn Sài Gòn) đã giảm 27% trong tuần trước nhưng bật tăng trở lại 38,1% tuần này.

Nhiều cổ phiếu đơn vị thành viên Tổng công ty Sông Đà giảm sâu

Top giảm cho thấy SDG (CTCP Sadico Cần Thơ) giảm mạnh nhất với 25,5%. Vừa qua, cổ đông lớn nhất tại công ty này là CTCP Xi măng Tây Đô đăng ký bán toàn bộ gần 1,3 triệu cổ phiếu SDG, tương ứng 19,3% với mục đích thoái vốn.

SDE (CTCP Kỹ thuật Điện Sông Đà) tiếp tục nằm trong top giảm với 22,2%. Mã này có chuỗi giảm sàn liên tục kể từ ngày 21/3 đến nay. Các mã khác như SDC (CTCP Tư vấn Sông Đà), SD5 (CTCP Sông Đà 5) giảm 18,8% và 17,5%. Đáng chú ý, cả ba đều là thành viên của Tổng công ty Sông Đà

tuan 2 64 vn index bam sat moc 1200 diem bat dong san day song
Top cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên UPCoM tuần 2-6/4

Trên UPCoM, TBD (Tổng công ty Thiết bị Điện Đông Anh - CTCP) tăng mạnh nhất trên 100% lên 90.300 đồng/cp. Mã này tăng mạnh kể từ sau thông tin EVN thoái gần 46,6% vốn. Vừa qua, nhiều lãnh đạo công ty đã bán ra cổ phiếu này.

tuan 2 64 vn index bam sat moc 1200 diem bat dong san day song Cổ phiếu tăng gấp hai sau một tuần, Phó TGĐ thoái hết vốn tại Thiết bị Điện Đông Anh

Một cổ phiếu khác có mức tăng cao là BUD (Công ty TNHH MTV Thoát nước và Phát triển Bà Rịa-Vũng Tàu) với 97,9%.

VPR (CTCP In và Thương mại Vina) sau khi tăng 47,4% vào tuần trước đã tiếp tục tăng 40,4% trong tuần này.

Về phía top giảm, H11 (CTCP Xây dựng HUD101) dẫn đầu với 46,4%. Kế đến là NAW (CTCP Cấp nước Nghệ An) với 40%.

Minh Đăng