|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Từ sát nhập, tranh chấp, đến hợp tác: Một năm đáng nhớ của thị trường gọi xe Việt

14:16 | 26/12/2018
Chia sẻ
Uber ra đi, Grab trở thành công ty dẫn đầu thị trường và nhiều ứng dụng mới xuất hiện, taxi truyền thống liên minh. 2018 là năm thị trường gọi xe Việt chứng kiến hàng loạt diễn biến mới. 
 
tu do vo tranh chap den hop tac mot nam dang nho cua thi truong goi xe viet Đã độc quyền thị trường gọi xe Việt Nam, sao Grab còn phải đi giao bánh mỳ, hột vịt lộn?

Thị trường gọi xe Việt năm 2018

tu do vo tranh chap den hop tac mot nam dang nho cua thi truong goi xe viet
tu do vo tranh chap den hop tac mot nam dang nho cua thi truong goi xe viet

Cùng vào Việt Nam từ năm 2014, Uber và Grab mở đường cho thị trường gọi xe và trở thành đối thủ “không đội trời chung” với các hãng taxi truyền thống Việt.

Còn trên chiến tuyến giữa Uber - Grab, đội quân xanh lá và xanh nước biển cạnh tranh gay gắt suốt mấy năm trời, nhằm giành thị phần tại đất nước 90 triệu dân.

Tuy nhiên, các chiến lược của Uber tại Việt Nam thể hiện rõ một điều rằng “người tiên phong” từ Mỹ không hiểu rõ thị trường nơi đây bằng chính người đi sau – Grab, vốn được khai sinh và phát triển trong lòng khu vực Đông Nam Á.

Năm 2017, những bất ổn nội bộ của Uber lên đến đỉnh điểm khi nhà sáng lập của Uber, ông Travis Kalanick buộc phải nộp lá đơn từ chức CEO, trước áp lực của các nhà đầu tư.

Nhà sáng lập ra đi, yếu thế trên địa bàn Đông Nam Á, hàng loạt thông tin về việc Uber bán mảng kinh doanh ở khu vực Đông Nam Á cho Grab rò rỉ từ năm 2017. Tuy nhiên, đến cuối tháng 2/2018, vị CEO mới của Uber, ông Dara Khosrowshahi vẫn một mực phủ nhận tin đồn và khẳng định quyết tâm theo đuổi công cuộc đốt tiền tại khu vực Đông Nam Á.

Nhưng sau đó không lâu, vào ngày 26/3, thông tin chính thức về việc Grab thâu tóm toàn bộ Uber và Uber Eats khu vực Đông Nam Á được công bố. Theo đó, Uber sẽ rút lui khỏi khu vực và đổi lấy 27,5% cổ phần của Grab.

Sự ra đi của đội quân màu áo xanh Uber tại Đông Nam Á, bao gồm thị trườngViệt Nam có lẽ là một cuộc trong những cuộc chia tay buồn nhất. “Tiếc nuối” là hai từ mà giới truyền thông, hành khách và tài xế nhắc đi nhắc lại khi nói về sự mất mát của một Uber rất văn minh.

Dĩ nhiên, Grab trở thành hãng dẫn đầu cuộc chơi trên thị trường gọi xe tại thị trường Việt Nam, và một số nước trong khu vực.

Tuy nhiên, vụ sáp nhập vấp phải những khó khăn khi hai nước Philipines, Singapore tạm dừng việc sáp nhập Uber, Grab và đưa ra các mức phạt khác nhau.

Còn ở Việt Nam, việc sát nhập đã hoàn tất. Và sau quá trình điều tra, Bộ Công thương kết luận vụ việc có dấu hiệu vi phạm Luật cạnh tranh và chuyển hồ sơ đến Hội đồng Cạnh tranh để xử lí theo quy định.

tu do vo tranh chap den hop tac mot nam dang nho cua thi truong goi xe viet

Sự ra đi của Uber khiến cho nhiều người mang nỗi lo về việc Grab gần như độc chiếm thị trường. Tuy nhiên, đó là cơ hội cho một số doanh nghiệp chớp lấy thời cơ xông lên.

Từ sau khi Uber rút lui, hàng loạt ứng dụng gọi xe Việt mới - từ Vato, Xelo, Tnet, Aber rồi Fastgo - lần lượt ra đời. “Anh cả” Now trong lĩnh vực giao đồ ăn cũng tung ra dịch vụ gọi xe Nowmoto để hoàn thiện thêm hệ sinh thái của họ. Một số “không kèn không trống” ra đi, một số mờ nhạt và yếu ớt. Ít ra Fastgo cho thấy một điểm sáng tiềm năng.

Tuy nhiên, chỉ khi Go-Viet, con át chủ bài của Go-Jek tại thị trường Việt Nam, tham gia cuộc đua vào đầu tháng 8, thị trường gọi xe hai bánh mới thực sự nóng. Cuộc cạnh tranh tay đôi bắt đầu khi Grab và Go-Viet tiếp tục ném tiền vào ván bài khuyến mãi, với mức đồng giá 5.000 đồng, 10.000 đồng…

Còn đối với thị trường di chuyển bằng xe 4 bánh, hiện tại, dự thảo Nghị định 86 lần thứ 9 vẫn đang được thảo luận và chưa có câu trả lời cuối cùng. Phía Go-Viet hé lộ thông tin ra mắt dịch vụ đặt xe 4 bánh, nhưng vẫn đang kiên nhân “ủ mưu” chờ luật mới để tiếp tục tấn công vào thị trường này.

Như người ta thấy, Grab cắm rễ phát triển, Uber ra đi, Go-Viet lại đến. Thị trường đặt xe di chuyển ở Việt Nam vẫn là sân chơi chính dành cho những công ty nước ngoài.

Cho đến khi những ngày về cuối năm 2018, sự ra đời của be – dịch vụ đặt xe thuần Việt - mang đến một góc nhìn mới. Be Group (doanh nghiệp chủ quản của Be) sáng lập bởi ông Trần Thanh Hải, cựu sáng lập của VNG, tuyên bố Be Group là một doanh nghiệp kinh doanh vận tải tuân thủ hoàn những quy định về luật hiện hành.

be không lo về vốn, be tự tin về công nghệ, be khác biệt về hình thức kinh doanh đối với các công ty có mác công nghệ, lấy tài xế làm trọng tâm… Những thông tin về dịch vụ gọi xe thuần Việt mới gây sốt cộng đồng và mang đến niềm hi vọng cho tài xế và khách hàng trong thời gian vừa qua.

tu do vo tranh chap den hop tac mot nam dang nho cua thi truong goi xe viet

Một năm 2018 với tấp nập người đi, kẻ đến, hứa hẹn chứng kiến một thị trường sôi động hơn nữa và người dùng sẽ là người sau cùng được hưởng lợi từ sự cạnh tranh.

tu do vo tranh chap den hop tac mot nam dang nho cua thi truong goi xe viet

Đối với riêng “gã khổng lồ” Grab, năm 2018 là một năm nhiều biến động và hẳn khó có thể quên. Điểm lại một phần sóng gió mà Grab phải đối mặt tại thị trường Việt Nam, chính là cuộc chiến pháp lí dai dẳng với hãng taxi truyền thống Vinasun.

Thực tế, chiến tuyến giữa Vinasun và Grab bắt đầu từ lá đơn khởi kiện của Vinasun đối với Grab và Uber từ giữa năm 2017. Đến năm 2018, vụ tranh chấp Vinasun kiện Grab đòi bồi thường ngoài hợp đồng hơn 41 tỉ đồng, có nhiều tình tiết mới quan trọng.

Đầu tháng 2 năm nay, Toà án Nhân dân TP HCM mở phiên xét xử sơ thẩm đầu tiên. Sau đó, các phiên toà tiếp theo nhiều lần hoãn do các lí do xung quanh tài liệu, chứng cứ liên quan.

Vinasun cho rằng Grab vi phạm Đề án 24 của Bộ GTVT, là doanh nghiệp kinh doanh vận tải và vi phạm luât cạnh tranh gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Viansun. Còn phía Grab khẳng định họ là công ty công nghệ và chỉ ra những vô lí trong báo cáo giám định thiệt hại của Vinasun, do Công ty Cửu Long giám định.

Tại phiên toà ngày 23/10, Viện Kiểm sát đề nghị Grab bồi thường 41,2 tỉ đồng cho Vinasun. Đến phiên xét xử vào 30/11, hai bên lại đề nghị Hội đồng xét xử (HĐXX) tạm dừng phiên toà để hoà giải. Sau khi hội ý, HĐXX đồng ý với đề nghị của hai bên và quyết định tạm dừng phiên tòa, thời gian tạm dừng không quá một tháng.

Tuy nhiên, theo diễn biến mới nhất từ phiên toà ngày 26/20, việc hoà giải không mấy suôn sẻ khi Vinasun từ chối đề nghị của Grab. Vụ tranh chấp vẫn tiếp tục kéo dài, chưa đi đến hồi kết.

tu do vo tranh chap den hop tac mot nam dang nho cua thi truong goi xe viet

Sự thay đổi của công nghệ cùng sự phát triển chóng mặt của những mô hình kinh doanh mới khiến ngành công nghiệp truyền thống chao đảo. Họ bối rối, hoang mang và không thể nào bình tĩnh. Họ than khóc và phản ứng bằng hàng loạt cuộc biểu tình, phản đối trước sự bất công mà họ cho rằng ngành taxi truyền thống đang phải gánh chịu.

Tuy nhiên, sau cùng, họ cũng đã tìm ra cách để tiếp tục đương đầu, thích nghi và quyết tâm giành lại thị phần với phương châm “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.

Đó chính là sự xuất hiện của G7 Taxi.

Thử nghiệm từ đầu tháng 10 và chính thức ra mắt từ giữa tháng 11, G7 Taxi là động thái đầu tiên cho thấy sự liên minh và hợp tác từ các hãng taxi truyền thống. Là thương hiệu hợp nhất ba hãng taxi: Thành Công, Sao Hà Nội, Ba Sao, G7 Taxi có khoảng 3.000 chiếc xe chạy trên địa bàn Hà Nội. Khách hàng có thể đặt xe qua ứng dụng hoặc theo như cách truyền thống – gọi đến số điện thoại tổng đài.

Và tiếp theo là Liên minh taxi Việt.

Thời điểm ra mắt vào giữa tháng 12, Liên minh taxi Việt bao gồm 17 hãng taxi cả nước với khoảng 12.000 xe đang hoạt động, dưới sự bảo trợ của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Trong năm 2019, liên minh đặt kế hoạch tăng độ phủ lên 63 tỉnh thành, đồng thời kết nạp thành viên để đạt số lượng trên 20.000 xe.

Thời điểm Liên minh ra mắt tại Hà Nội, 6 hãng lớn là Thanh Nga, Vạn Xuân, Thăng Long, Sao Mai, Long Biên và Quê Lụa đã tham gia. Và với sự tham gia của hai hãng taxi Open99 và Vic theo dự kiến, số lượng xe của Liên minh tại Hà Nội lên tới con số 4.000 xe.

Mọi hãng thuộc liên minh sẽ hoạt động trên nền tảng công nghệ duy nhất - Emddi. Khi khách hàng gọi điện thoại trực tiếp đến hãng taxi thuộc liên minh hay thực hiện việc đặt xe qua ứng dụng Emddi, các thao tác điều xe sẽ diễn ra qua ứng dụng Emddi này.

Người lãnh đạo Liên minh taxi Việt cũng như một trong nhà sáng lập Emddi cho biết khách hàng chỉ mất khoảng 1-2 phút khi gọi xe bằng ứng dụng. Ông tin liên minh hoàn toàn có thể cạnh tranh với Grab với số lượng xe “khủng” sẽ sớm phủ sóng toàn bộ 63 tỉnh thành.

Ông Đào Kiến Quốc, nhà sáng lập Emddi, cho biết, số xe thuộc Liên minh dự kiến đạt 22.000 taxi vào năm 2019. Ông ước tính tối thiểu mỗi xe có 15 chuyến gọi qua Emddi bằng ứng dụng và gọi điện thoại (đây là con số tối thiểu để các hãng taxi có thể tồn tại) thì mỗi ngày sẽ có trên 300.000 chuyến, gấp ba lần số chuyến xe 4 bánh của Grab hiện nay. Ông cho biết, hiện nay, số chuyến điều hàng ngày qua Emddi đã ngang ngửa với Grab.

Với những cái bắt tay hợp tác trong giới taxi đông đảo, kết hợp cùng với sức mạnh công nghệ và quyết tâm cải tiến dịch vụ, người ta sẽ được chứng kiến sự vùng lên của ngành taxi truyền thống, trong một tâm thế mới.

Xem thêm

Tuệ An - Uyển Thanh