|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

TS Phan Đức Hiếu: Uber đến rồi đi, nhưng ta vẫn chưa tìm ra cách quản lý nó

16:33 | 15/05/2018
Chia sẻ
Sáng 15/5 tại Hà Nội, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, Tạp chí Nhà Đầu tư phối hợp với Công ty Kiểm toán quốc tế KPMG Việt Nam tổ chức Hội thảo “Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2018 và đến năm 2020”.
ts phan duc hieu uber den roi di nhung ta van chua tim ra cach quan ly no Uber, Grab: Sự biến tướng kì dị của kinh tế chia sẻ ở Việt Nam
ts phan duc hieu uber den roi di nhung ta van chua tim ra cach quan ly no Gần 1 tháng mua lại Uber, Grab báo cáo gì lên Bộ Giao thông Vận tải?
ts phan duc hieu uber den roi di nhung ta van chua tim ra cach quan ly no
Hội thảo 'Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2018 và đến năm 2020' - Ảnh: Hoài Phong

Thay đổi tư duy bộ máy hành chính

Ông Bùi Tất Thắng - Viện trưởng viện Chiến lược phát triển (Bộ KH-ĐT) cho hay, người đứng đầu Chính phủ đã thể hiện quyết tâm thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên trong 1 năm qua, cải các thể chế có tiến triển nhưng chậm, dẫn đến tình trạng trên nóng, dưới lạnh. Do đó, trọng tâm vấn đề hiện nay là sự chuyển động cả hệ thống, thay vì chỉ người lãnh đạo.

Về trung hạn, cần cấu trúc lại bộ máy thể chế để hình thành đúng nghĩa nhà nước kiến tạo phát triển. Đổi mới ở Việt Nam đã qua 30 năm, dù nhiều thanh tựu nhưng còn nhiều khó khăn. Muốn vận động được hiệu quả cần cấu trúc bộ máy kịp phục vụ giai đoạn thực sự kiến tạo phát triển bằng cách nhìn mới, luật chơi mới để tháo gỡ khó khăn, tháo gỡ các vướng cản trước đó để lại.

Đánh giá về cải cách thể chế thời gian qua, ông Phan Đức Hiếu - Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) chia sẻ, rằng dù đã đạt được một số kết quả, song nhìn chung tốc độ cải cách vẫn chậm và chưa đáp ứng được kỳ vọng của doanh nghiệp.

"Chúng ta nói rất nhiều về cải cách thể chế. Nghị quyết 19 của Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2015 môi trường kinh doanh của Việt Nam đạt mức trung bình của Asean 4, nhưng hiện khoảng cách vẫn rất xa. Để đạt được mục tiêu này, chúng ta phải xếp thứ 40 trên thế giới, thực tế hiện chỉ đứng ở vị trí 86. Chính phủ cũng chỉ đạo xoá bỏ mạnh mẽ các điều kiện kinh doanh từ tháng 8 năm ngoái, đến nay được 10 tháng rồi tuy nhiên chưa nhiều Bộ, ngành nghiêm túc thực hiện", ông Hiếu nêu.

Do đó, ông cho rằng cần thay đổi tư duy ở cấp nhân viên, chuyên viên, chứ không chỉ dừng lại ở tầm lãnh đạo. "Thay đổi tư duy trong bộ máy hành chính là một nội dung quan trọng của cải cách thể chế, từng bước bám sát trình độ tư duy của thế giới.

Ông Hiếu nhấn mạnh, về cách thức làm luật, Việt Nam thường phải có luật rồi mới cho làm, hạn chế sức sáng tạo. Trong khi ở các nước phát triển, người ta đánh giá cao và khuyến khích startup, các ý tưởng. Các bạn trẻ cứ làm, luật chỉ là phương thức tạo hành lang pháp lý. Chỉ có bằng cách này Việt Nam mới nhanh bắt kịp thế giới.

“Hiện nay tính thích nghi và phản ứng nhanh của hệ thống chính sách là rất chậm. Uber vào rồi rời khỏi Việt Nam chóng vánh, trong khi chúng ta vẫn còn chưa tìm ra cách thức quản lý sao cho hiệu quả", ông Phan Đức Hiếu nói.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, nâng cao năng suất lao động cần là nhân tố cốt lõi nhằm cải thiện chất lượng tăng trưởng, tận dụng được cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra nhanh, mạnh như vũ bão. “Đây là cơ hội ngàn năm có một, nếu chúng ta không tận dụng được, chúng ta sẽ phải mất rất nhiều năm mới có thể có lại được cơ hội này”.

Bộ trưởng cho rằng phải phát triển khu vực kinh tế tư nhân, thông qua sự liên kết mạnh mẽ giữa khu vực kinh tế trong nước với khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

“Phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực phát triển là một quan điểm đúng đắn của Đảng, là một bước tiến đáng kể về tư duy lý‎ luận và quan điểm, đường lối kinh tế của Việt Nam, thể hiện tính nhất quán của đường lối Đổi mới theo hướng kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, tạo nên động lực và sự yên tâm cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư được tự do kinh doanh theo pháp luật”, Bộ trưởng nói.

Cơ hội thành nước công nghiệp của Việt Nam đã hết?

Theo GS Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE), năm 2017, vốn FDI thực hiện đạt mức kỷ lục 17,5 tỉ USD. Hiện, nguồn vốn từ FDI đảm bảo 25% vốn đầu tư xã hộ.

“Đây là động lực tăng trưởng quan trọng, và cùng với kinh tế tư nhân, đóng vai trò là hai chân của một cơ thể cường tráng, giúp cho nền kinh tế Việt Nam vững vàng hơn”, ông Mại nói.

Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa lại có phẩn lo ngại về phát triển công nghiệp của Việt Nam khi mảng công nghiệp chế tạo gần như nằm trong tay khối FDI.

“Chúng ta mong muốn trở thành một nước công nghiệp. Tuy nhiên, phải thẳng thắn nhìn nhận rằng đây là mục tiêu không hề dễ dàng. 4 nền kinh tế hàng đầu Đông Nam Á là Philippines, Thái Lan, Indonesia và Malaysia đã thất bại trong nỗ lực công nghiệp hoá. Và các chuyên gia của họ từng khẳng định cơ hội để các nước Đông Nam Á trở thành một nước công nghiệp đã hết và không bao giờ quay lại”, ông Nghĩa nói.

Theo chuyên gia này, thế giới hiện nay là phẳng, các nước gần như đã mở cửa, các nền kinh tế phát triền sẽ không bao giờ để chúng ta có được công nghệ của họ. Trong bối cảnh như vậy, thì nhìn nhận phát triển công nghiệp theo hướng công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin như vừa qua tôi cho là hợp lý.

Và để thành công, ông Nghĩa đề nghị Việt Nam cần sự đầu tư và nỗ lực rất lớn của cả hệ thống doanh nghiệp lẫn chính quyền, các nhà làm chính sách. Có thể học hỏi kinh nghiệm của Đài Loan, đây là nền kinh tế thành công nhất trong lĩnh vực công nghiệp điện tử tại khu vực Đông Bắc Á. Năm 1962, thu nhập đầu người của Đài Loan chỉ bằng một nửa Malaysia, nhưng hiện nay đã gấp 3 lần.

Trong khi đó, ông Nguyễn Anh Huy - Tổng giám đốc Tập đoàn dầu khí Thái Lan (Thai Oil) chia sẻ, ở Singapore, họ kêu gọi đầu tư rất khác biệt. Họ nhắm tới nhà đầu tư là các tập đoàn lớn. Việt Nam chưa nghĩ rằng các tập đoàn lớn sẽ trở thành một trung tâm của họ tại Việt Nam. Khi những tập đoàn lớn chọn Singapore, thì họ nhìn nhận ra những chính sách của nước đó phải tốt hơn các nước trong khu vực.

“Chúng ta muốn thu hút nhà đầu tư lớn, thì phải có hành lang pháp lý để hỗ trợ các nhà đầu tư làm thương mại quốc tế, chứ trong chỉ phục vụ hoạt động kinh doanh nước sở tại.Trước đây, tập đoàn dầu mỏ Shell rất muốn đầu tư vào Việt Nam và biến Việt Nam trở thành một trung tâm của Shell, tuy nhiên các hành lang pháp lý tại Việt Nam không tạo điều kiện cho các nhà dầu tư nước ngoài làm thương mại quốc tế”, ông Huy nói.

Lam Thanh