|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Trung Quốc từ bỏ mục tiêu GDP vì COVID-19

09:46 | 22/05/2020
Chia sẻ
Thủ tướng Trung Quốc nhận định triển vọng kinh tế của Trung Quốc rất khó đoán định do những bất ổn về đại dịch, thương mại và kinh tế thế giới.
Trung Quốc từ bỏ đặt mục tiêu GDP vì COVID-19 - Ảnh 1.

Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường. Ảnh: AFP

Trung Quốc đã từ bỏ việc đặt mục tiêu tăng trưởng GDP cho năm 2020 do sự sự rối loạn mà đại dịch COVID-19 gây ra, theo báo cáo của Thủ tướng Lý Khắc Cường.

Theo Bloomberg, báo cáo của của Thủ tướng Trung Quốc viết: "Tôi muốn chỉ ra rằng chúng ta không đặt mục tiêu cụ thể cho tăng trưởng kinh tế trong năm nay. Điều này là vì nước ta sẽ phải đối mặt với một số yếu tố khó lường trong quá trình phát triển, kết quả của những bất ổn lớn về đại dịch COVID-19, kinh tế thế giới và môi trường thương mại".

Việc không đặt ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao đi ngược với thông lệ đã diễn ra trong hàng thập kỉ của Trung Quốc, và là sự thừa nhận về rạn nứt sâu sắc mà COVID-19 ra cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Do triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc còn phụ thuộc vào khả năng kiểm soát đại dịch của các đối tác thương mại, Bắc Kinh đang chuyển sự chú ý sang việc làm và duy trì ổn định.

Thủ tướng Lý Khắc Cường đặt mục tiêu tạo ra hơn 9 triệu việc làm ở thành thị, thấp hơn mục tiêu năm ngoái là 11 triệu công việc. Mục tiêu đối với tỉ lệ thất nghiệp thành thị vào khoảng 6%, cao hơn mục tiêu năm 2019.

Mục tiêu thâm hụt ngân sách được nới rộng đến 3,6% GDP, cao hơn nhiều mục tiêu trong năm 2019 là 2,8%.

Các khoản chi tăng thêm cho nỗ lực khởi động lại nền kinh tế và kiểm soát COVID-19 sẽ được tài trợ bằng cách phát hành 1.000 tỉ nhân dân tệ (141 tỉ USD) trái phiếu chính phủ.

Giang

Mục tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu 12% có khả thi?
Theo TS, Võ Trí Thành, mục tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu 12% trong năm 2025 là không dễ dàng khi những đối tác quan trọng của Việt Nam như Mỹ, Trung Quốc và Liên minh châu Âu dự báo là tăng trưởng thấp hơn năm 2024. Đặc biệt, những chính sách bảo hộ thương mại của Mỹ có thể cản trở mạnh mẽ đến gia tăng thương mại toàn cầu thế giới, trong đó có Việt Nam.