|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Trung Quốc 'thiệt đơn, thiệt kép' nếu đánh thuế đậu nành của Mỹ

16:38 | 19/04/2018
Chia sẻ
Trung Quốc, quốc gia mua đậu nành hàng đầu thế giới, không những phải trả nhiều hơn để mua loại ngũ cốc này nếu áp thuế đối với hàng nhập khẩu của Mỹ, mà còn có thể tạo ra khách hàng mới cho nguồn cung từ Mỹ khi động thái của Trung Quốc làm biến động các dòng chảy thương mại toàn cầu. 
trung quoc thiet don thiet kep khi danh thue dau nanh cua my Thuế quan của Trung Quốc đe dọa tới 65% doanh số bán đậu nành của Mỹ
trung quoc thiet don thiet kep khi danh thue dau nanh cua my Nông dân Mỹ khốn đốn sau khi Trung Quốc áp thuế nhập khẩu với đậu nành, cao lương

Nhu cầu của Trung Quốc đối với đậu nành đã vượt quá dự báo xuất khẩu toàn cầu, không bao gồm Mỹ, vì vậy các dòng chảy thương mại với đầu nành từ những cánh đồng của bang Illinois và Iowa có thể đi vòng qua các nhà máy nghiền ở Nam Mỹ.

Dự thảo áp thuế 25% của Trung Quốc, một phần phản ứng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới với kế hoạch áp thuế quan lên một loạt các sản phẩm của Trung Quốc, đã kéo giá tại các quốc gia có nguồn cung thay thế là Brazil và Argentina.

Đây là một trong những tranh chấp thương mại mới nhất kể từ khi ông Donald Trump trở thành Tổng thống Mỹ vào tháng 1/2017.

Khánh hàng từ Mexico thúc đẩy mua ngô từ Brazil sau khi ông Trump đe dọa rút khỏi Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), trong khi quyết định không tham gia vào Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đe dọa tới doanh số bán lúa mì của Mỹ cho Nhật Bản.

"Toàn bộ sự hỗn loạn của cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc làm tăng giá nội địa ở đây", ông Ezequiel de Freijo, chuyên gia kinh tế trưởng của Sociedad Rural tại Argentina, cho biết.

Argentina đã mua 240.000 tấn đậu nành từ Mỹ, ghi nhận khối lượng nhập khẩu lớn nhất trong vòng 20 năm, với doanh thu được tính vào năm tài chính 2018 - 2019, sẽ bắt đầu vào tháng 9.

Ông De Freijo cho biết phí bảo hiểm lớn cho đậu nành ở Nam Mỹ có thể tạo ra phép đạc tam giác với các nhà máy nghiền Argentina mua nguyên liệu từ Mỹ và sau đó đưa sản phẩm của họ đến Trung Quốc.

trung quoc thiet don thiet kep khi danh thue dau nanh cua my
Người chịu thiệt hại nhiều nhất nếu Trung Quốc đánh thuế đậu nành nhập khẩu từ Mỹ chính là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Ảnh: Reuters.

Chuyển đổi sang thị trường châu Âu

Chi phí gia tăng đối với đậu nành Nam Mỹ cũng đã cải thiện khả năng cạnh tranh của nguồn cung đậu nành Mỹ tại các thị trường khác như Liên minh Châu Âu (EU), nhà nhập khẩu lớn thứ hai thế giới.

"Nếu Trung Quốc 'càn quét' toàn bộ lượng đầu nành tại Nam Mỹ, các nhà nhập khẩu lớn khác như EU, Mexico, Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam và Ai Cập sẽ phải tìm nguồn cung cấp mới", một nhà kinh doanh đậu nành châu Âu nói.

"Tôi nghĩ rằng câu trả lời sẽ là Mỹ. Rất nhiều quốc gia sẽ tìm đến các nhà xuất khẩu đậu nành của Mỹ trong những tháng tới nếu chiến tranh thương mại thực sự diễn ra", người này nói thêm.

Phí bảo hiểm tăng đối với đậu nành ở Nam Mỹ đã bắt đầu thay đổi dòng chảy thương mại.

"Chúng tôi đã nhận thấy sự chuyển đổi của các nhà nhập khẩu EU từ Brazil sang Mỹ, vì giá của họ đã giảm đi", một nhà kinh doanh đậu nành Mỹ cho biết.

Giá cả đậu nành và bã đậu nành ở Trung Quốc cũng đã tăng mạnh.

"Người mua Trung Quốc sẽ tiếp tục nhập khẩu đậu từ Brazil vì họ không biết liệu có phải trả thêm 25% thuế hay không", ông Jack Scoville, chuyên gia phân tích của Price Futures Group, nhận định.

Trung Quốc dự kiến sẽ nhập khẩu kỷ lục 97 triệu tấn đậu nành vào năm 2017 - 2018, được sử dụng để nuôi gia súc gồm cả đàn heo lớn nhất thế giới.

trung quoc thiet don thiet kep khi danh thue dau nanh cua my
Ảnh minh họa.

Brazil, nhà cung cấp hàng đầu

Theo số liệu từ hải quan, Brazil là nhà cung cấp hàng đầu của Trung Quốc với 53% tổng lượng hàng nhập khẩu năm 2017, theo sau là Mỹ ở 34% và Argentina là 7%.

"Brazil không có ý định thay thế toàn bộ nguồn cung cấp đậu nành từ Mỹ sang Trung Quốc", Fabio Trigueirinho, giám đốc điều hành của Abiove, Hiệp hội nghiền đậu nành có trụ sở tại Brazil cho biết.

"Trong khi Braxin có khả năng tăng xuất khẩu đậu nành sang Trung Quốc (nếu áp dụng mức thuế), các nhà cung cấp Mỹ có thể tận dụng lợi thế ở những thị trường mà thị phần của Brazil sẽ giảm."

Ngoài ra, Brazil cũng không muốn đẩy mạnh xuất khẩu sang một quốc gia đã có 70% xuất khẩu của quốc gia này.

"Là nhà sản xuất chúng tôi không thể chỉ dựa vào một người mua. Giả sử Brazil bán đậu nành cho 15 quốc gia và quyết định chuyển sang Trung Quốc. Đó không phải là chiến lược đúng đắn ", ông Jose Sismeiro, một nông dân trồng đậu nành và ngô ở Parana cho biết.

"Điều gì xảy ra nếu Mỹ và Trung Quốc làm lành? Tôi nghĩ chúng ta nên giữ khách hàng cơ sở của mình càng nhiều càng tốt", ông Sismeiro nói thêm.

Các nhà xuất khẩu nhỏ khác như Ukraine có thể tăng doanh số bán hàng cho Trung Quốc với tín hiệu giá hợp lý nhưng không thể thay thế khối lượng hiện đang được Mỹ xuất khẩu.

Ukraine đã xuất khẩu 20.000 tấn sang Trung Quốc vào năm 2016 - 2017.

Trong khi đó, người nông dân Mỹ sẽ sớm bắt đầu trồng mùa đậu nành năm nay và hầu như không bị ảnh hưởng bởi động thái từ Trung Quốc.

Mối đe dọa thuế quan này đã khiến giá dầu đậu nành giao kỳ hạn ở Chicago giảm trong thời gian ngắn nhưng nhanh chóng phục hồi và đạt mức cao nhất trong 5 tuần vào thứ Sáu (13/4).

Lyly Cao