|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Trung Quốc phê duyệt vắc xin COVID-19 đầu tiên để sử dụng đại trà

14:18 | 31/12/2020
Chia sẻ
Vắc xin COVID-19 do Tập đoàn Công nghệ Sinh học Quốc gia Trung Quốc (CNBG) phát triển đã được nước này cấp phép sử dụng đại trà.

Theo Bloomberg, Cục Quản lý Sản phẩm Y tế Quốc gia Trung Quốc đã cấp phép cho vắc xin COVID-19 được phát triển bởi hãng dược phẩm Sinopharm thuộc Tập đoàn Công nghệ Sinh học Quốc gia Trung Quốc (CNBG) để sử dụng đại trà, các quan chức nước này cho biết tại Bắc Kinh hôm 31/12.

Đây là lần đầu tiên Trung Quốc cấp phép sử dụng đại trà một trong các loại vắc xin COVID-19 tiềm năng của nước này, vốn đang trong các giai đoạn thử nghiệm lâm sàng khác nhau.

Với sự chấp thuận cùng với việc loại vắc xin này đã được sử dụng khẩn cấp ở Trung Quốc từ giữa năm, điều này có nghĩa là vắc xin sẽ được bán trên thị trường và người dân nói chung có thể sử dụng. 

Trung Quốc phê duyệt vắc xin COVID-19 đầu tiên để sử dụng đại trà - Ảnh 1.

Trung Quốc phê duyệt vắc xin COVID-19 đầu tiên để sử dụng đại trà. (Ảnh: AFP/Nicolas Asfouri).

Trong cuộc họp giao ban, thứ trưởng Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc Zeng Yixin cho biết nước này sẽ nhắm việc tiêm chủng cho những đối tượng có rủi ro cao hơn trước, bao gồm những người cao tuổi và mắc các bệnh nền, sau đó triển khai tiêm vắc xin cho công chúng.

Ông Zeng cho biết Trung Quốc đã tiêm hơn 4,5 triệu liều vắc xin COVID-19, trong đó có tới 3 triệu liều được tiêm từ giữa tháng 12. Điều này cho thấy nước này đang cố gắng đạt được mục tiêu tiêm chủng cho 50 triệu người vào đầu tháng hai, trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.

Tỷ lệ phản ứng có hại bao gồm cả dị ứng là khoảng hai trong mỗi một triệu người, ông Zeng cho biết thêm. 

Trung Quốc cam kết chia sẻ mọi loại vắc xin thành công cho các nước 

Việc phê duyệt sử dụng đại trà vắc xin hầu như không tạo ra sự khác biệt lớn ở chính Trung Quốc, vì quốc gia này đã ngăn chặn được sự lây truyền của virus trong cộng đồng thông qua việc phong tỏa cục bộ và thử nghiệm hàng loạt. 

Nhưng đây là yếu tố có thể thay đổi được tình hình tại các quốc gia khác đang đối mặt với những đợt bùng phát dịch không thể kiểm soát như Indonesia và Peru, những nước có thỏa thuận mua vắc xin của Trung Quốc. 

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cam kết sẽ chia sẻ bất kỳ loại vắc xin thành công nào cho các nước. Trung Quốc cũng đã tham gia COVAX, một chương trình do Tổ chức Y tế Thế giới hậu thuẫn nhằm đảm bảo nguồn cung cấp vắc xin công bằng cho cả nước giàu và nước nghèo.

Theo cập nhật của Worldometers, tính đến 1h30 chiều 31/12, tổng số ca nhiễm COVID-19 ở Trung Quốc là 87.052 ca, trong đó có 4.634 bệnh nhân tử vong và 82.050 bệnh nhân được chữa khỏi và xuất viện, hiện nước này còn điều trị cho 368 bệnh nhân. 

Một chuyên gia nổi tiếng về bệnh đường hô hấp của Trung Quốc cho biết rủi ro để đại lục chứng kiến một đợt bùng phát COVID-19 lớn mới trong những tháng tới là rất ít vì nước này đã hình thành các cơ chế ngăn chặn và biện pháp phòng dịch rất hiệu quả, nghiêm ngặt, theo Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC).

Như Ngọc

Giá vé đường sắt cao tốc Bắc - Nam dự kiến bằng 75% hàng không là đắt hay rẻ?
Không phải mất thời gian di chuyển đến sân bay, chờ cất hạ cánh mà chỉ vẫn làm việc bình thường trên tàu điện nhờ có kết nối internet là lợi ích vượt trội đường sắt cao tốc. Vì vậy, giá vé đường sắt cao tốc dù cao vẫn có thể cạnh tranh được với hàng không.