|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Trung Quốc ngán ngẫm vì sự khó lường của Donald Trump

13:54 | 12/03/2019
Chia sẻ
Tổng thống Mỹ Donald Trump thường nhấn mạnh tới mối quan hệ giữa ông và ông Tập Cận bình, nói về nhà lãnh đạo Trung Quốc bằng những ngôn từ ấm áp mà các Tổng thống Mỹ thường dùng để nói về các đồng minh lâu năm.

Khi cả hai nền kinh tế lớn nhất thế giới gần tiến tới một thỏa thuận thương mại, Trung Quốc vẫn lo lắng khôn nguôi: Liệu ông Tập Cận Bình có đủ lòng tin với ông Trump để tiến tới một thỏa thuận thương mại hay không?

Trung Quốc ngán ngẫm vì sự khó lường của Donald Trump  - Ảnh 1.

Ông Tập Cận Bình. (Nguồn: intao Zhang/Getty Images)

Quan chức Trung Quốc lo sợ ông Tập có thể bị bẽ mặt trước một vị Tổng thống Mỹ khó lường

Trong nhiều tuần qua, ông Trump và các trợ lý đã kêu gọi ông Tập đồng ý gặp mặt ở khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của ông Trump ở Palm Beach, Florida để hoàn tất thỏa thuận vào cuối tháng này, với mục tiêu chấm dứt xung đột giữa hai bên. Mới đây, ông Trump nhấn mạnh, chỉ khi hai nhà lãnh đạo gặp nhau bàn luận thì các chi tiết cuối cùng mới có thể được hoàn tất.

Dù vậy, lâu nay, các quan chức Trung Quốc vẫn lo sợ ông Tập có thể bị bẽ mặt trước một vị Tổng thống Mỹ khó lường như ông Trump hoặc bị buộc phải nhượng bộ vào những giây phút cuối cùng.

Eswar Prasad, Chuyên gia về nền kinh tế Trung Quốc tại Đại học Cornell và thường xuyên gặp các quan chức cấp cao ở Bắc Kinh, nhận định: "Đây là câu hỏi thật sự hóc búa đối với ông Tập. Khả năng bị ông Trump hắt hủi tại bàn đàm phán là một rủi ro thật sự đối với ông Tập".

Về phía Mỹ, khi ông Trump cho rằng mình là vị Tổng thống Mỹ đầu tiên đứng dậy chống lại Bắc Kinh, các trợ lý của ông đã xây dựng một thỏa thuận tiềm năng dựa trên nền tảng về sự mất lòng tin về Trung Quốc. Theo họ, vì Trung Quốc đã nhiều lần lừa dối và gian lận để đạt được thành tựu kinh tế trong nhiều thập kỷ qua nên cũng không thể tin tưởng họ sẽ tuân thủ theo cam kết trong thỏa thuận trừ khi có cơ chế thực thi đủ mạnh.

Robert Lighthizer, Đại diện Thương mại Mỹ (USTR), nói với Quốc họi Mỹ trong ngày 27/2/2019 rằng: "Đó là câu hỏi cơ bản". "Những gì Tổng thống Mỹ muốn là một thỏa thuận, trong đó khả năng thực thi được đặt lên hàng đầu".

Các quan chức Trung Quốc cho rằng họ đang tuân thủ theo đúng những quy tắc quốc tế và chỉ muốn chắc rằng ông Trump sẽ không "ngoảnh mặt" với thỏa thuận vào phút chót.

Những lần bác bỏ thỏa thuận với Trung Quốc của ông Trump

Kể từ khi ông lần đầu gặp gỡ ông Tập ở Mar-a-Lago trong tháng 4/2017, ông Trump đã bác bỏ ít nhất hai thỏa thuận với Trung Quốc. Trong đó, một thỏa thuận do Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross đề xuất để Trung Quốc giảm bớt tình trạng dư thừa công suất thép và một thỏa thuận khác do Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin đệ trình trong năm ngoái.

Còn nhớ, trong tháng 5/2018, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc đã tới Washington với tư cách đại diện đặc biệt cho ông Tập và tuyên bố với hãng thông tấn Trung Quốc rằng cuộc chiến thương mại đã được ngăn chặn. Vậy mà sau đó, ông Trump đã ngoảnh mặt 180 độ và không chấp nhận thỏa thuận. Sau khi ông Trump phản bác thỏa thuận, các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung đã bị tạm ngưng trong nhiều tháng cho tới khi cả hai nhà lãnh đạo gặp nhau bền lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Argentina trong tháng 12/2018.

Tháng trước, tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều với ông Kim Jong Un, ông Trump lại ra về với không thỏa thuận nào và qua đó, làm gia tăng thêm lo ngại của Trung Quốc về sự khó lường của ông Trump.

Wei Jianguo, cựu Thứ trưởng Thương mại Trung Quốc, tranh luận rằng vì Mỹ và Trung Quốc là hai cường quốc trên thế giới nên ông Trump sẽ không "ngoảnh mặt" với ông Tập như những gì đã làm với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un. Hậu quả sẽ là quá lớn. ông Wei nhận định: "Quan trọng là phải tạo niềm tin về một nền kinh tế toàn cầu đang giảm tốc".

Nhiều tháng qua, ông Trump đã đẩy nhanh việc ký kết một thỏa thuận và làm thay đổi diễn biến đàm phán Mỹ-Trung.

Gần đây, cả hai bên trao đổi qua điện thoại mỗi ngày. Hãng thông tấn Tân Hoa Xã ghi nhận rằng ông Lưu Hạc đã điện đàm với Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin trong ngày thứ Ba (12/3), nhưng không cung cấp thêm thông tin chi tiết.

Tuần trước, Trung Quốc đã điều chỉnh đề xuất về bảo hộ sở hữu trí tuệ - một vấn đề nan giải trong các cuộc đàm phán thương mại, dựa trên nguồn tin thân cận. Chưa dừng lại ở đó, Trung Quốc cũng cam kết tăng cường mua hàng hóa Mỹ thêm 1.2 ngàn tỷ USD trong 6 năm tới và mở cửa thị trường nước họ ở một vài lĩnh vực quan trọng, qua đó thổi bùng hy vọng Trung Quốc rồi cũng sẽ cho phép các công ty Mỹ cạnh tranh trong những lĩnh vực bị cấm trước đó như điện toán đám mây.

Khi gần tiến tới một thỏa thuận, các quan chức Trung Quốc cũng muốn bất kỳ cam kết nào cũng phải là hai chiều, nhất là về khoản thực thi thỏa thuận.

Về phần mình, Mỹ muốn Trung Quốc đồng ý không đáp trả với bất kỳ biện pháp trừng phạt từ phía Washington nếu Bắc Kinh không tuân thủ theo cam kết của họ. Thế nhưng, cuối tuần trước, Thứ trưởng Thương mại Trung Quốc Wang Shouwen lên tiếng cho biết cơ chế thực thi thỏa thuận sẽ phải là "hai chiều, công bằng và bình đẳng".



Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Minh Tuấn

Nhóm cổ phiếu nào được dự báo hưởng lợi từ kết quả bầu cử tổng thống Mỹ?
Dựa trên những điểm nhấn về chính sách, Agriseco cho rằng có nhiều điểm đối lập trong cách điều hành nền kinh tế của hai ứng cử viên tổng thống. Nhóm phân tích nêu sự tác động của cuộc bầu cử đến một số nhóm ngành trên thị trường chứng khoán Việt Nam.