|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Trữ lượng dầu khí liên tục sụt giảm, nhà đầu tư không mặn mà

16:21 | 23/01/2022
Chia sẻ
Việc thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực dầu khí ngày càng gặp nhiều khó khăn không chỉ do xu thế phát triển các nguồn năng lượng sạch mà còn vấp phải nhiều vướng mắc trong quy định pháp luật.

Trữ lượng dầu khí liên tục sụt giảm, khó gia tăng

Năm 2021, khai thác dầu thô đã về đích trước 39 ngày so với kế hoạch đặt ra. Tính cả năm 2021, sản lượng dầu thô khai thác được của cả nước, theo thống kê của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), đạt 10,97 triệu tấn, vượt 1,25 triệu tấn so với kế hoạch năm.

Trong số này, khai thác dầu trong nước về đích trước 42 ngày và cả năm đạt sản lượng 9,10 triệu tấn, vượt 1,11 triệu tấn so với kế hoạch năm. Còn khai thác dầu ở nước ngoài hoàn thành kế hoạch cả năm trước 28 ngày, với sản lượng cả năm đạt 1,87 triệu tấn, vượt 140.000 tấn so với kế hoạch.

Với kết quả trên, tại Hội nghị tổng kết năm 2021 của ngành công thương, PhóThủ tướng Lê Văn Thành cũng cho biết: “Hầu hết chỉ tiêu đều hoàn thành sớm hơn kế hoạch 1-3 tháng. Nộp ngân sách 12.600 tỷ đồng, lợi nhuận 41.900 tỷ đồng".

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng lưu ý, năm 2022, ngành dầu khí đẩy mạnh điều tra cơ bản, chỉ đạo các nhà thầu, doanh nghiệp tăng sản lượng khai thác, chế biến dầu khí, thúc đẩy tiến độ đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm; tối ưu hóa quy trình công nghệ, tiết giảm chi phí, hạ giá thành; tăng thu ngân sách nhà nước cao hơn năm 2021.

Trữ lượng dầu khí liên tục sụt giảm, nhà đầu tư không mặn mà - Ảnh 1.

Khai thác dầu khí tại mỏ Đại Hùng. (Ảnh: Báo Nhân dân).

Tuy vậy, theo đánh giá của Petrovietnam, việc gia tăng trữ lượng dầu khí, bù đắp vào sản lượng khai thác hàng năm, đảm bảo sự phát triển bền vững của Tập đoàn là thách thức vô cùng lớn.

“Năm 2021 là năm thứ 6 liên tiếp, hệ số gia tăng trữ lượng bù trừ vào sản lượng khai thác ở mức báo động, ảnh hưởng đến phát triển bền vững của Tập đoàn trong những năm tới”, Petrovietnam đánh giá.

Theo thống kê từ năm 2015 đến nay, sản lượng khai thác dầu trong nước liên tục sụt giảm, từ mức 16,9 triệu tấn năm 2015; xuống 15,2 triệu tấn năm 2016; 13,4 triệu tấn năm 2017; 12 triệu tấn năm 2018; 11 triệu tấn năm 2019; 9,7 triệu tấn năm 2020 và dự báo tiếp tục giảm trong các năm tiếp theo.

Kết quả trên phản ánh hiện tượng sụt giảm sản lượng tự nhiên của các mỏ hiện hữu khi ở vào giai đoạn cuối đời mỏ, trong khi hệ số gia tăng trữ lượng bù trừ vào sản lượng khai thác trong những năm qua đã suy giảm đến mức đáng lo ngại.

Trước đó, báo cáo của PVN tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2020 cũng cho thấy, việc gia tăng trữ lượng dầu khí đã sụt giảm cực lớn trong 5 năm lại đây, từ mức 40,5 triệu tấn vào năm 2015 xuống còn 12 triệu tấn vào năm 2018 và 13,38 triệu tấn vào năm 2019.

Trong khi đó, gia tăng trữ lượng dầu khí năm 2021 chỉ là 4,6 triệu tấn - một con số rất thấp. Điều này cũng đặt ngành khai thác dầu khí trước nguy cơ không có nhiều dầu để khai thác.

Cần thay đổi cơ chế chính sách cho ngành dầu khí

Trong bối cảnh các khu vực truyền thống có tiềm năng dầu khí đã được thăm dò khá chi tiết (Nam Côn Sơn, Bể Cửu Long), các phát hiện dầu khí phần lớn đều nhỏ, nên đòi hỏi phải mở rộng hoạt động tìm kiếm, thăm dò các khu vực nước sâu, xa bờ. 

Trên thực tế, theo đánh giá của Petrovietnam, công tác tìm kiếm, thăm dò dầu khí trong năm 2021 gặp nhiều khó khăn do đại dịch COVID-19 kéo dài, đặc biệt đối với các hoạt động thu nổ địa chấn và khoan - đòi hỏi phải huy động nhân sự và thiết bị, vật tư từ nước ngoài.

Trữ lượng dầu khí liên tục sụt giảm, nhà đầu tư không mặn mà - Ảnh 2.

Mỏ Bạch Hổ. (Ảnh: Petrovietnam).

Tuy nhiên, đáng chú ý là công tác kêu gọi, thu hút đầu tư vào lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò gặp nhiều khó khăn do các lô dầu khí mở hoặc có tiềm năng hạn chế hoặc thuộc vùng nước sâu, xa bờ, cấu trúc địa chất phức tạp; điều kiện khuyến khích đầu tư chưa thực sự hấp dẫn.

Ngoài ra, xu hướng đầu tư vào các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới, năng lượng sạch cũng khiến việc thu hút vào lĩnh vực năng lượng hóa thạch kém hấp dẫn hơn so với giai đoạn trước.

Bên cạnh đó, xu thế đầu tư phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới, năng lượng sạch dẫn đến thu hút đầu tư vào lĩnh vực năng lượng hóa thạch kém hấp dẫn hơn so với giai đoạn trước, trong khi hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách phát triển liên quan đến ngành dầu khí ở trong nước chưa được sửa đổi, ban hành phù hợp với tình hình mới.

Các phát hiện dầu khí mới ở khu vực truyền thống ngày càng giảm và nhỏ, do đó phải đẩy mạnh TKTD ở khu vực nước sâu, xa bờ, phức tạp, nên Luật Dầu khí sửa đổi năm 2008 và các điều khoản trong Hợp đồng (mẫu) phân chia sản phẩm không còn phù hợp và không khuyến khích đầu tư vào các mỏ nhỏ và mỏ cận biên kinh tế, cũng như các mỏ đang ở thời kỳ khai thác tận thu hồi. 

Vì vậy, chưa thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài như kỳ vọng. Luật Dầu khí chưa quy định cụ thể về trình tự, thủ tục đầu tư đối với các dự án thăm dò và khai thác dầu khí (như việc phê duyệt báo cáo đầu tư,…) dẫn đến thiếu đồng bộ trong hệ thống pháp luật áp dụng cho hoạt động thăm dò khai thác dầu khí.

Hiện nay, hoạt động dầu khí bị điều tiết bởi nhiều luật: Dầu khí, Xây dựng cơ bản, Đầu tư công, Quản lý vốn nhà nước,… với rất nhiều vướng mắc, xung đột lẫn nhau, quy trình rắc rối, khó thực hiện, kéo dài, gây nguy cơ về pháp lý cho người thực hiện, kìm hãm sự phát triển của ngành. 

Do đó, cần có Luật Dầu khí bao trùm điều tiết toàn chuỗi dây chuyền công nghệ dầu khí, tạo điều kiện khuyến khích các nhà đầu tư triển khai công việc trong tình hình mới.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Phương Trang

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.