Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi) kéo dài thời gian hợp đồng dầu khí thêm 5 năm
Theo dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi), các nội dung chính được sửa đổi, bổ sung như điều tra cơ bản về dầu khí, hợp đồng dầu khí.
Cụ thể, về hợp đồng dầu khí, các các điều khoản liên quan đã được sửa đổi, bổ sung một số nội dung nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà thầu, nhà đầu tư tham gia, đồng thời giải quyết một số tồn tại, bất cập phát sinh trong thực tiễn hoạt động dầu khí.
Trong đó, thời gian hợp đồng dầu khí được kéo dài thêm 5 năm so với quy định hiện hành và thống nhất thời hạn hợp đồng đối với việc khai dầu và khai thác khí.
Thời hạn của hợp đồng dầu khí là 30 năm (đối với lô, mỏ, dự án dầu khí thông thường) và 35 năm (đối với các lô, mỏ, dự án ưu đãi đầu tư và đặc biệt ưu đãi đầu tư dầu khí).
Thời hạn của giai đoạn tìm kiếm thăm dò dầu khí 5 năm (đối với lô, mỏ, dự án dầu khí thông thường) và 10 năm (đối với các lô, mỏ, dự án ưu đãi đầu tư và đặc biệt ưu đãi đầu tư dầu khí); thời hạn hợp đồng dầu khí có thể được gia hạn thêm nhưng không quá 5 năm; thời hạn của giai đoạn tìm kiếm thăm dò dầu khí có thể được gia hạn thêm nhưng không quá 5 năm.
Bên cạnh đó, bổ sung các quy định như đề xuất đầu tư tận thăm dò dầu khí, diện tích đối với một hợp đồng dầu khí có thể gồm nhiều lô dầu khí phù hợp với tình hình thực tế, mức thu hồi chi phí đối với các hợp đồng dầu khí áp dụng cho đối tượng lô, mỏ đặc biệt ưu đãi đầu tư dầu khí và đối tượng đặc biệt khác (lô, mỏ cận biên tại điều kiện đặc biệt ưu đãi đầu tư dầu khí, khai thác tận thu dầu khí, dầu khí phi truyền thống)...
Về điều tra cơ bản về dầu khí, đây là nội dung mới được bổ sung so với Luật Dầu khí hiện hành làm cơ sở thực hiện việc đánh giá tổng quan tiềm năng dầu khí.
Nội dung gồm 3 điều là nguyên tắc thực hiện điều tra phù hợp với quy hoạch được duyệt, khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia hợp tác với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) để thực hiện điều tra cơ bản về dầu khí; quy định một số nội dung chính điều tra cơ bản về dầu khí; quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân thực hiện điều tra cơ bản về dầu kh..
Chính phủ sẽ quy định chi tiết về hồ sơ, trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt, quản lý thực hiện đề án điều tra cơ bản về dầu khí; quản lý và sử dụng các mẫu vật, số liệu, thông tin thu được trong quá trình điều tra cơ bản về dầu khí do Chính phủ quy định.
Hiện Bộ Công Thương đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi) nhằm loại bỏ rào cản, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho nhà đầu tư, cải thiện mức độ hấp dẫn của môi trường đầu tư trong lĩnh vực dầu khí.
Cũng theo Bộ Công Thương, Luật Dầu khí năm 1993, sửa đổi bổ sung năm 2000 và 2008 hiện hành đã có một số vướng mắc, bất cập như chưa có quy định phù hợp cho việc tiếp nhận tài sản sau khi nhà thầu chuyển giao cho nước chủ nhà vào thời điểm kết thúc hợp đồng dầu khí để có thể khai thác tận thu tối đa nguồn tài nguyên trong thời gian còn lại.
Ngoài ra, quy định về thời hạn hợp đồng, gia hạn của hợp đồng dầu khí chưa linh hoạt để khuyến khích, ưu tiên cho nhà thầu hiện hữu đầu tư lâu dài hơn (hợp đồng có thời hạn dài hơn hoặc theo đời mỏ).
Một số vấn đề được quy định trong Luật Dầu khí nhưng chưa đồng bộ, chồng chéo với các quy định pháp luật khác.
Cụ thể, các doanh nghiệp Nhà nước như PVN, Tổng Công ty Thăm dò Khai thác dầu khí (PVEP) (công ty 100% vốn của PVN) phải tuân thủ quy định của Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, trong đó có quy định chưa đồng bộ với Luật Dầu khí về các bước phê duyệt dự án tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí.
Bên cạnh đó, một số vấn đề đang được quy định tại các văn bản dưới Luật cần được quy định trong Luật Dầu khí để bảo đảm tính đồng bộ, tương thích với các luật khác có liên quan.
Theo VnEconomy, ông Lê Ngọc Sơn, Phó Tổng giám đốc Petrovietnam, Tổ Trưởng Tổ soạn thảo dự án Luật Dầu khí, thừa nhận quy trình hệ thống thủ tục đầu tư các dự án dầu khí mới theo các quy định pháp luật hiện hành đã và đang gây ra nhiều khó khăn cho việc triển khai đầu tư hoạt động tìm kiếm, thăm dò trong giai đoạn tới.
Vì vậy, mục tiêu của Petrovietnam là mong muốn tìm mọi cách, hình thức để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đó.
TS.Ngô Thường San, Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam, cho rằng thực tế đã chứng minh những điều khoản ưu đãi của Luật Dầu khí sửa đổi 2008 không còn hấp dẫn các nhà đầu tư vào ngành này.
Trong khi các mỏ dầu qua quá trình khai thác đang rơi vào tình trạng suy giảm thì nhiều thủ tục hành chính, đầu tư lại đang gây cản trở, làm chậm sự phát triển của ngành dầu khí. Bên cạnh đó, nhiều quy định trong các luật khác chi phối hoạt động dầu khí như Luật Ðấu thầu, Luật Ðầu tư, Luật Xây dựng cơ bản…
Do đó, Luật Dầu khí mới cần xây dựng cơ chế đặc thù cho Petrovietnam như được tăng quyền chủ động, tự quyết định, tự chịu trách nhiệm, thông thoáng hơn về cơ chế đầu tư ra nước ngoài, về công tác tự tổ chức thực hiện các dịch vụ dầu khí đặc biệt…
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/