|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Trí tuệ nhân tạo, cảm biến thúc đẩy sự phát triển của thị trường thiết bị làm đẹp

00:30 | 22/04/2020
Chia sẻ
Nhờ cảm biến, công nghệ vạn vật kết nối, trí tuệ nhân tạo, các thiết bị làm đẹp có thể kiểm tra làn da mặt của người dùng rồi tự đề xuất công thức mang tính cá nhân hóa.

Một báo cáo về thị trường thiết bị làm đẹp của CB Insights cho thấy thị trường thiết bị làm đẹp toàn cầu có trị giá tới 74 tỉ USD mỗi năm nhờ sự phổ biến ngày càng tăng của rối loạn da và liệu pháp điều trị, ý thức tăng dần về tác động của mất cân bằng hormone đối với da, và sự bùng nổ của ngành chăm sóc da.

Bên cạnh các ứng dụng (app) và thiết bị, các thương hiệu đang xây dựng những hệ thống làm đẹp có tính kết nối để cá nhân hóa liệu trình chăm sóc da, thu thập dữ liệu về hành vi của người tiêu dùng, đồng thời gây dựng lòng trung thành của khách hàng.

Các tập đoàn thẩm mĩ lớn đã sẵn sàng thể hiện sự hiểu biết về công nghệ của họ trong danh mục thiết bị làm đẹp tiêu dùng. Trong những năm gần đây, L'Oreal đã phát triển các cảm biến đeo được để theo dõi tác hại của ánh nắng mặt trời và độ pH của da.

Trí tuệ nhân tạo, cảm biến thúc đẩy sự phát triển của thị trường thiết bị làm đẹp  - Ảnh 1.

Qui mô của thị trường thiết bị làm đẹp toàn cầu lên tới hơn 74 tỉ USD mỗi năm. Ảnh: istockphoto.com

Theo báo cáo của Glossy, LisonOreal - thương hiệu thuộc sở hữu của LisonOreal cũng đang cố gắng định vị họ là một thương hiệu công nghệ cao, hướng đến khoa học.

Những tập đoàn khác như P&G, Johnson & Johnson và Shiseido đã triển khai các hệ thống hỗ trợ công nghệ của riêng họ.

Ví dụ, Shiseido Rush Optune, một hệ thống chăm sóc da hỗ trợ công nghệ IoT xuất hiện hồi đầu năm nay, tích hợp một ứng dụng di động tận dụng trí tuệ nhân tạo để phát hiện tình trạng của da người sử dụng và sau đó đề xuất một công thức mang tính cá nhân hóa mỗi ngày. Optune có khả năng cung cấp 80.000 sự kết hợp.

Thiết bị mang tên Neutrogena Skin360 của hãng Johnson & Johnson. Video: Cnet

Trong khi đó, Johnson & Johnson đã phát triển một loạt các hệ thống chăm sóc da được cá nhân hóa, từ các thiết bị quét da như Neutrogena Skin360 đến mặt nạ in 3D thông qua công nghệ Neutrogena MaskiD.

Hầu hết các thiết bị này hướng khách hàng đến các sản phẩm do thương hiệu mẹ sản xuất. Các thiết bị làm đẹp thông minh có khả năng tự đề xuất liệu pháp chăm sóc da có thể trở nên hấp dẫn hơn đối với người tiêu dùng trong tương lai.

Ngoài các sáng kiến của công ty, nhiều đối thủ khác cũng xâm nhập danh mục thiết bị làm đẹp.

Foreo, thương hiệu thiết bị chăm sóc cá nhân và làm đẹp của Thụy Điển, đang phấn đấu đạt doanh thu 1 tỉ USD vào đầu năm nay. Tập đoàn đã ra mắt thiết bị hỗ trợ trí tuệ nhân tạo (AI) đầu tiên Luna Fofo, vào năm 2018. 

Luna Fofo tích hợp công nghệ máy học và cảm biến để theo dõi mức độ mất nước của da và tận dụng dữ liệu để tùy chỉnh thói quen làm sạch của người dùng theo thời gian.

Nhạc Phong