Tối 24-1, Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng trước thông tin Mỹ quyết định rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) gồm 12 thành viên, chiếm 40% GDP và 30% thương mại toàn cầu.
Nhật Bản vẫn muốn thuyết phục ông Donald Trump; Australia, New Zealand và Singapore đã tính đến một TPP không có Mỹ; còn Malaysia không cho rằng họ sẽ chịu thiệt lớn nếu hiệp định sụp đổ.
Ngoại trưởng Chile Heraldo Munoz thông báo nước này sẽ mời bộ trưởng các nước tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) nhóm họp vào tháng 3 tới sau khi Mỹ rút khỏi hiệp định này.
Tại một hội thảo có chủ đề về APEC tại Mỹ, Chủ tịch Phòng Thương mại-Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc cho biết dù số phận của TPP ra sao, Việt Nam vẫn tiếp tục con đường tự do hóa thương mại.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đang kỳ vọng vị tân Tổng thống Mỹ - ông Donald Trump – sẽ xem xét lại Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Thỏa thuận thương mại này có thể tác động mạnh mẽ tới một quốc gia định hướng xuất nhập khẩu như Việt Nam.
"Tại hội nghị cấp cao APEC vừa qua, diễn ra tại Peru, các nước đã nhất trí tổ chức trao đổi về TPP và dự kiến tổ chức hội nghị bộ trưởng về TPP tại Đà Nẵng tháng 11/2017”, Phó thủ tướng - Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh chia sẻ với báo giới trong những ngày đầu năm mới 2017.
Trò chuyện với Zing.vn về năm 2017, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nói về toàn cầu hoá, tổ chức APEC, cũng như cuộc trao đổi giữa ông Trump với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Dệt may đã chứng kiến sự giảm tốc về xuất khẩu trong năm 2016, với giá trị 28,3 tỷ USD, tăng gần 5%. Mốc tăng trưởng xuất khẩu 8,8% trong năm 2017 đã được ngành đặt ra, với các giải pháp cụ thể về thị trường ngay từ đầu năm.
Cho rằng không cần quá lo lắng về việc TPP không thông qua sẽ làm giảm áp lực cải cách trong nước, TS Cấn Văn Lực nhận định Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) cũng yêu cầu về mặt thể chế không kém và đụng chạm vào những lĩnh vực nhạy cảm của Việt Nam.
Nếu đi đúng lộ trình cải cách sẽ tăng cường các yếu tố cơ bản của nền kinh tế. Đổi lại, nền kinh tế sẽ không dễ bị ảnh hưởng trước những cú sốc bên ngoài.
Quốc hội Mỹ chưa từng có tiền lệ bác bỏ FTA khi Chính phủ đã ký kết. Và như thế, khả năng cao khi trở thành Tổng thống, ông Donald Trump sẽ để hiệp định TPP trôi theo đúng tiến trình - theo phỏng đoán của Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương.
Dù tân Tổng thống Mỹ Donald Trump có ý định khai tử Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) nhưng TPP vẫn là động lực để Việt Nam thực hiện cuộc cải cách kinh tế lớn nhất hàng thập kỷ qua.
Một số ý kiến lo ngại doanh nghiệp (DN) sẽ gặp bất lợi khi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) không được Mỹ thông qua. Tuy nhiên, các chuyên gia lại cho rằng, DN Việt Nam vẫn có thể tận dụng cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) khác.
Việt Nam vẫn đang trong thời kỳ "dân số vàng” nhưng với tốc độ già hoá nhanh như vài năm trở lại đây, "cánh cửa" trở thành quốc gia giàu có đang dần khép lại.