Cuối tháng 5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự kiến sẽ trở thành lãnh đạo Đông Nam Á đầu tiên đến thăm Nhà Trắng kể từ khi ông Trump nhậm chức tổng thống hồi đầu năm. Thương mại được cho là chủ đề chính sẽ được hai nhà lãnh đạo bàn thảo.
Các quan chức của Mexico và Chile trả lời phỏng vấn của CNBC bên lề hội nghị Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) diễn ra ở Hà Nội rằng Liên minh Thái Bình Dương đang trong tiến trình đàm phán để mở rộng thương mại của khối ra bên ngoài Mỹ Latinh, và hướng vào nền kinh tế châu Á có tốc độ tăng trưởng vượt trội. Mục đích là để cân bằng các hiệp định thương mại như NAFTA và Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cho hay bộ trưởng thương mại các nước đã thống nhất về hướng đi, nhưng chưa đưa ra được thời điểm TPP đi vào hiệu lực.
Các quốc gia châu Á đang theo dõi sát sao số phận của Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) khi mà Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump kích hoạt tiến trình xem xét lại hiệp định này. Thông qua đây, các quốc gia châu Á có thể “tính” số phận của TPP.
Cuộc họp đầu tiên của các trưởng đoàn đàm phán TPP sẽ bắt đầu vào chiều 20/5. Tới sáng 21, các bộ trưởng TPP 11 sẽ có buổi ăn sáng làm việc với hy vọng tái khởi động hiệp định.
Tại cuộc họp vào ngày 21/5, 11 bộ trưởng thuộc các nước tham gia TPP sẽ bàn thảo về việc tạo lập những quy định mới cho phép Mỹ có thể dễ dàng tái tham gia TPP nếu tình hình thay đổi.
Nhật Bản và các nước thành viên của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ quyết định vực dậy thỏa thuận thương mại này như thế nào sau khi tổng thống Donald Trump rút khỏi nhóm thành viên.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hôm nay cho biết Nhật Bản sẽ tiếp tục thúc đẩy hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP), tuy nhiên ông hy vọng rằng Mỹ sẽ quay trở lại với TPP.
Đại diện Ngân hàng Thế giới (WB) tin tưởng vào tác động tích cực của hiệp định này với Việt Nam, đồng thời hoan nghênh việc các nước tiếp tục bàn thảo về tương lai TPP tuần tới.
Việt Nam sẽ tiếp tục quá trình đổi mới này, đẩy mạnh chuẩn bị trong nước để đảm bảo thực thi hiệu quả các cam kết của Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã và sẽ tham gia. Việt Nam sẽ cùng các nước trong TPP thảo luận và thống nhất những định hướng trong tương lai.
Mỹ đưa ra mức thuế đối ứng với Việt Nam là 46%, trong khi Thái Lan chỉ bị áp mức 36%, Ấn độ 26%, Indonesia 32%, Malaysia 24%, Bangladesh 37%, Philippines 17%, Pakistan 29%...sẽ gây ra khó khăn rất lớn với hàng hoá Việt Nam.