|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Liên minh Thái Bình Dương tìm tới New Zealand, Australia vì lo ngại về NAFTA, TPP

16:31 | 22/05/2017
Chia sẻ
Các quan chức của Mexico và Chile trả lời phỏng vấn của CNBC bên lề hội nghị Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) diễn ra ở Hà Nội rằng Liên minh Thái Bình Dương đang trong tiến trình đàm phán để mở rộng thương mại của khối ra bên ngoài Mỹ Latinh, và hướng vào nền kinh tế châu Á có tốc độ tăng trưởng vượt trội. Mục đích là để cân bằng các hiệp định thương mại như NAFTA và Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
lien minh thai binh duong tim kiem hop tac voi new zealand australia khi nafta tpp doi mat voi su bat on

Mục tiêu của các cuộc đàm phán là mở rộng khối liên minh 6 năm tuổi gồm 4 nước Chile, Colombia, Mexico và Peru. Liên minh Thái Bình Dương, nhà xuất khẩu và khối kinh tế lớn thứ tám thế giới, đang ở giai đoạn tìm hiểu thông tin, nhưng đã khẩn trương hơn trong việc tìm thêm thành viên mới kể từ khi tổng thống Donald Trump rút khỏi TPP, khiến các quốc gia còn lại phải tìm cách cứu vãn thỏa thuận hoặc kết nạp thêm những đối tác mới.

Bộ trưởng kinh tế của Mexico, ông Ilidefonso Guajardo phát biểu rằng mặc dù các nước thành viên cam kết khôi phục lại TPP có hoặc không có Mỹ, họ không muốn lãng phí nhiều năm nỗ lực xây dựng quan hệ thương mại với châu Á.

“Liên kết với các nền kinh tế châu Á là lợi ích tốt nhất đối với Mexico. Chúng tôi hiện đang kết nạp thành viên mới để không lãng phí vốn đàm phán chúng tôi đã đầu tư vào TPP”, ông nói.

Tuy nhiên, bà Deborah Elms, giám đốc điều hành của Trung tâm Thương mại châu Á, cho biết việc các thành viên của Liên minh Thái Bình Dương đang cố gắng làm tăng sức hút của khối thương mại cũng không có gì quá đặc biệt. Nguyên nhân là do những khó khăn cản trở thương mại xuyên biên giới ở chính khu vực của khối liên minh gây ra.

“Đối với các quốc gia như Chile, họ phải sống cạnh một người hàng xóm khó tính, bị kiềm chế và phải đối phó với chủ nghĩa bảo hộ suốt đời. Điều này khiến Chile không thể phác họa một chiến lược thương mại hợp lý trong khu vực. Vì vậy, họ phải tự phát triển và ký kết thỏa thuận thương mại với các quốc gia khác sẵn sàng tham gia, và bắt đầu con đường Liên minh Thái Bình Dương để giúp họ giải quyết vấn đề của chính mình”.

Thứ trưởng Bộ Thương mại Chile, bà Paulina Nazal Aranda cho biết Liên minh Thái Bình Dương sẽ công bố các quốc gia thành viên mới có thể tham gia khối thương mại trong buổi gặp mặt vào tháng tới ở Cali, Colombia.

“New Zealand và Australia là hai quốc gia đứng đầu trong danh sách của chúng tôi”, bà Nazal nói thêm. Cả hai quốc gia đều là “những ứng cử viên hoàn hảo” vì “họ có những tiêu chuẩn cao” và các thỏa thuận có thể hoàn thành “trong thời gian ngắn”.

Mặc dù, những lợi ích cụ thể khó có thể nhận ra ngay lập tức, song Bộ trưởng Thương mại, Du lịch và Đầu tư của Australia, Steve Ciobo, cho CNBC biết rằng quốc gia này đã có những cuộc thảo luận hiệu quả với Liên minh Thái Bình Dương trong 12 tháng qua.

New Zealand cũng mong đợi hợp tác với Nam Mỹ. Bộ trưởng Thương mại của New Zealand, ông Todd McClay trả lời phỏng vấn của CNBC hôm Chủ nhật rằng:”Tôi đã viết một lời đề nghị gửi đến các thành viên của Liên minh Thái Bình Dương rằng New Zealand muốn trở thành một thành liên kết của khối thương mại. Trong chính sách thương mại của chúng tôi, mối quan hệ với Mỹ, Nam Mỹ, cùng với Mercosur, châu Âu, và châu Á đều rất quan trọng”.

Lyly Cao

Chủ tịch Sacombank: Tôi không liên quan gì bà Trương Mỹ Lan, Vạn Thịnh Phát
Người đứng đầu ngân hàng nói rằng tất cả tin đồn ảnh hưởng đến ông sẽ ảnh hưởng đến Sacombank, từ đó chắc chắn ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông.