|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Forbes: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ thúc đẩy ký kết FTA trong chuyến thăm Mỹ

14:05 | 23/05/2017
Chia sẻ
Cuối tháng 5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự kiến sẽ trở thành lãnh đạo Đông Nam Á đầu tiên đến thăm Nhà Trắng kể từ khi ông Trump nhậm chức tổng thống hồi đầu năm. Thương mại được cho là chủ đề chính sẽ được hai nhà lãnh đạo bàn thảo.
forbes thu tuong nguyen xuan phuc tham my de ky ket hiep dinh thuong mai tu do Mỹ không thay đổi quan điểm rút lui TPP
forbes thu tuong nguyen xuan phuc tham my de ky ket hiep dinh thuong mai tu do Các bộ trưởng chưa đưa ra được thời hạn TPP có hiệu lực

Forbes bình luận, một hiệp định thương mại tự do song phương sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam, nơi mà nền kinh tế đang phụ thuộc vào xuất khẩu. Nếu được ký kết, hiệp định thương mại song phương Việt-Mỹ được đánh giá sẽ là giải pháp thay thế cho TPP. Tổng thống Donald Trump khi nhậm chức hồi đầu năm đã đưa Mỹ rút khỏi TPP khi cho rằng hiệp định này không có lợi cho Mỹ.

Mặc dù vậy, theo Forbes, Tổng thống Trump cũng chưa chắc đã coi hiệp định thương mại song phương với Việt Nam là mối ưu tiên hàng đầu. Trong năm 2016, thâm hụt thương mại giữa Mỹ và Việt Nam lên tới 32 tỷ USD.

Trong trường hợp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chưa thể đạt được những bước tiến trong việc thúc đẩy một hiệp định thương mại song phương, Chính phủ Việt Nam vẫn có những phương án dự phòng.

forbes thu tuong nguyen xuan phuc tham my de ky ket hiep dinh thuong mai tu do
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại sân bay Manila, Philippines. Ảnh: Forbes.

Cuộc họp các Bộ trưởng TPP 11 về việc tiếp tục triển khai hiệp định này mà không có Mỹ vừa diễn ra tại Hà Nội. Hiệp định TPP ban đầu với sự tham gia của Mỹ dự kiến chiếm tới 40% thương mại thế giới và đã đạt được những thoả thuận cuối cùng vào năm 2016, sau một thập kỷ đàm phán. Mặc dù vậy, Mỹ đã rút khỏi TPP khi Tổng thống Trump nhậm chức hồi đầu năm.

Nhật Bản là quốc gia đi đầu trong nỗ lực tiếp tục TPP mà không có Mỹ. Bất chấp những lo ngại về thị trường mở và các quy tắc bảo hộ ở một số quốc gia, 11 quốc gia còn lại vẫn cam kết sẽ đi đến quyết định cuối cùng vào tháng 11 năm nay.

“Các quốc gia còn lại của TPP sẽ bỏ đi những yếu tố liên quan tới Mỹ trong hiệp định này”, Frederick Burke, công ty tư vấn luật quốc tế Baker & McKenzie TP HCM, phân tích.

TPP không có Mỹ được dự báo vẫn sẽ giúp xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng, nhất là khi Nhật Bản tham gia vào hiệp định. Kinh tế nội địa hiện tăng trưởng hơn 6% mỗi năm, trong bối cảnh xuất khẩu đóng góp phần lớn vào GDP trị giá 200 tỷ USD của Việt Nam.

Bên cạnh các quốc gia tham gia TPP, Việt Nam vẫn có những đối tác thương mại lớn như Trung Quốc, quốc gia đông dân nhất thế giới này là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Không tham gia TPP, Trung Quốc vận động ký kết RCEC, một hiệp định có nội dung chính liên quan tới cắt giảm hàng rào thuế quan giữa các nước thành viên. Hiệp định này hiện bao gồm 10 quốc gia Đông Nam Á, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Các quốc gia tham gia RCEC có tổng dân số 3,5 tỷ người và giá trị kinh tế đạt 22,6 nghìn tỷ USD.

Trong giai đoạn gần đây, lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc liên tục có những phát ngôn về việc hợp tác thương mại giữa 2 nước. Mặc dù vậy, ý tưởng về hiệp định thương mại của Trung Quốc khả năng sẽ tác động tới các điều kiện Việt Nam ràng buộc với TPP liên quan tới lao động, môi trường và cải cách công ty Nhà nước.

“Niềm tin của các quốc gia Đông Nam Á với Mỹ thực sự đã trở thành chủ đề đáng quan tâm kể từ khi Tổng thống Trump từ bỏ TPP mà Việt Nam là một phần của hiệp định này”, Brian Eyler, giám đốc chương trình Đông Nam Á thuộc Viện nghiên cứu Stimson, phân tích.

Tô Đức