|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kỳ vọng ông Trump tái cân nhắc TPP

19:53 | 18/01/2017
Chia sẻ
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đang kỳ vọng vị tân Tổng thống Mỹ - ông Donald Trump – sẽ xem xét lại Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Thỏa thuận thương mại này có thể tác động mạnh mẽ tới một quốc gia định hướng xuất nhập khẩu như Việt Nam. 

Trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg Television ngày 13/1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra lý do để tin rằng TPP có nhiều cơ hội được thông qua. Các bình luận từ nội các mới của Tổng thống Donald Trump cho thấy TPP sẽ đáp ứng được các yêu cầu của nước Mỹ.

Trong phiên điều trần trước Thượng viện Mỹ tuần trước, ông Rex Tillerson – người được ông Trump chỉ định vào vị trí Ngoại trưởng – tuyên bố không phản đối TPP mặc dù cũng có một số lo ngại giống vị tổng thống mới đắc cử. Ông Trump từng thề sẽ rút Mỹ khỏi TPP trong ngày đầu tiên bước chân vào Nhà Trắng bởi thỏa thuận này đang cướp đi việc làm của người dân nước này.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói: “Tôi vẫn tin rằng chính quyền mới tại Mỹ sẽ xem xét lại quan điểm về TPP và cũng sẽ cố gắng để đạt được một thỏa thuận thế hệ mới có lợi cho tất cả các bên liên quan. Trong nội các mới của Mỹ có nhiều người ủng hộ TPP, cho nên tôi nghĩ rằng Washington có thể tái cân nhắc quyết định của họ bởi TPP có thể mang lại lợi ích cho Mỹ.”

thu tuong nguyen xuan phuc ky vong ong trump tai can nhac tpp

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong buổi phỏng vấn với Bloomberg Television

(Ảnh: Maika Elan/Bloomberg)

Thủ tướng cho biết đang làm việc với các nhà lãnh đạo châu Á-Thái Bình Dương để giữ đà cho hiệp ước thương mại 12 thành viên này. TPP được ký nhưng vẫn phải chờ phê chuẩn từ các Quốc hội. Đây được coi là nỗ lực của Tổng thống Mỹ - Barack Obama – nhằm kìm hãm sự bành trướng của Trung Quốc tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Quy mô kinh tế của 12 nước tham gia TPP chiếm 40% GDP toàn cầu, tương đương 30.000 tỷ USD.

Thủ tướng Australia – ông Malcolm Turnbull – tái khẳng định cam kết với TPP ngày 14/1 và kêu gọi các quốc gia đứng lên chống lại chủ nghĩa bảo hộ. Tuyên bố này được ông Turnbull đưa ra ngay trước cuộc gặp mặt với Thủ tướng Nhật Bản – ông Shinzo Abe – tại Sydney. Ông Abe cũng là một người ủng hộ TPP và Quốc hội Nhật Bản đã chính thức thông qua TPP hồi tháng 11/2016. Ngày 16/1, ông Turnbull cho biết các thành viên thuộc TPP đang cân nhắc các phương án thực hiện không có sự tham gia của Mỹ.

Trong một thập kỷ qua, Việt Nam đang chuyển đổi từ một vựa lúa của khu vực sang một trung tâm sản xuất chế tạo. Ngân hàng Thế giới (WB) và các tổ chức kinh tế nhận định rằng Việt Nam là một trong những quốc gia hưởng lợi nhất từ TPP. Nếu thỏa thuận này có hiệu lực, tăng trưởng kinh tế Việt Nam có thể đạt 8%/năm vào năm 2030. Là một quốc gia có chi phí sản xuất thấp, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia châu Á ghi nhận tăng trưởng xuất khẩu. Điều này có được là bởi nguồn đầu tư nước ngoài từ các công ty như Samsung Electronics Co. vẫn tiếp tục chảy vào.

thu tuong nguyen xuan phuc ky vong ong trump tai can nhac tpp

Tăng trưởng xuất khẩu của các nước Đông Nam Á năm 2015 và 9 tháng đầu năm 2016

Năm 2016, tốc độ tăng trưởng GDP đạt hơn 6%. WB dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt trên 6% và nằm trong nhóm các quốc gia phát triển nhanh nhất thế giới trong 2 năm tới. Mục tiêu tăng trưởng 2017 của Chính phủ là 6,7%.

Tham vọng của TPP lớn hơn bất kỳ thỏa thuận thương mại nào khác. Hiệp định này không chỉ cắt giảm hàng rào thuế quan ở hàng loạt mặt hàng sản phẩm và còn bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Đây là động lực để các quốc gia như Việt Nam thực hiện cải cách có lợi cho doanh nghiệp, tận dụng những lợi thế TPP mang lại.

Quan hệ với Trung Quốc

Nhà phân tích Alexander Vuving của Asia-Pacific Center cho rằng nhóm cải cách của Việt Nam kỳ vọng TPP sẽ tạo ra một động lực cải cách từ bên ngoài, khi thể chế bên trong còn nhiều hạn chế. Theo ông Vuving, Việt Nam sẽ bớt phụ thuộc hơn vào Trung Quốc thông qua TPP.

Ngay cả khi không có sự hỗ trợ của Mỹ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng Việt Nam vẫn sẽ làm việc với các quốc gia thành viên khác để tìm giải pháp có lợi cho tất cả. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng sẽ tham gia các thỏa thuận thương mại tự do khác như Hiệp định Đối tác Toàn diện Khu vực (RCEP) – thỏa thuận do Trung Quốc đứng đầu và được coi là đối trọng của TPP.

Ông Phúc nói: “Việt Nam sẽ tiếp tục tiến về phía trước bởi chúng tôi đang thực hiện 12 thỏa thuận thương mại tự do và đàm phán 3 thỏa thuận thương mại tự do khác, bao gồm RCEP. Những FTA này sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển.”

‘Thị trường tiềm năng’

Thủ tướng nhận định Trung Quốc là một thị trường tiềm năng cho hàng hóa và dịch vụ trong khu vực. Ông Phúc nói: “Việt Nam đang thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhưng sẽ không gây ảnh hưởng tới môi trường, an ninh quốc gia và nền độc lập.”

Ngày 14/1, Việt Nam và Trung Quốc ra thông báo chung về việc xử lý tốt hơn những khác biệt trên biển và tránh những hành động làm phức tạp tình hình biển Đông.

Thạch Thảo

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.