|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

​Việt Nam lên tiếng về việc Mỹ rút khỏi TPP

20:32 | 24/01/2017
Chia sẻ
Tối 24-1, Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng trước thông tin Mỹ quyết định rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) gồm 12 thành viên, chiếm 40% GDP và 30% thương mại toàn cầu.
viet nam len tieng ve viec my rut khoi tpp

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình - Ảnh: tư liệu Tuổi Trẻ

Trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến phản ứng của Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết trong sáu năm qua, 12 nước TPP đã rất nỗ lực đàm phán, hoàn tất ký TPP, một Hiệp định tự do thế hệ mới.

Theo ông Bình, nếu được triển khai, TPP sẽ đáp ứng lợi ích chung của tất cả các nước thành viên, không chỉ tạo động lực mới cho quan hệ kinh tế - thương mại giữa các nước, mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với hợp tác, liên kết kinh tế và sự ổn định, thịnh vượng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nhấn mạnh Việt Nam coi việc tham gia TPP và các FTA khác là một trong các bước triển khai chủ trương chủ động và tích cực hội nhập kinh tế sâu rộng và toàn diện, hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế kinh tế thị trường, tạo động lực mới để phát triển, đồng thời đóng góp vào xu thế hội nhập, liên kết kinh tế khu vực.

Theo đó, Việt Nam sẽ tiếp tục quá trình đổi mới, đẩy mạnh chuẩn bị trong nước, để bảo đảm thực thi có hiệu quả các cam kết của các FTA mà Việt Nam đã và sẽ tham gia.

Trước đó, theo hãng tin AFP, ngày 23-1 tân tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký ba sắc lệnh, trong đó có sắc lệnh rút Mỹ khỏi TPP.

Sau khi ký xong sắc lệnh, ông Trump cho biết ông sẽ trở lại thương lượng song phương với từng nước trong số các quốc gia tham gia TPP về các điều khoản thích hợp hơn cho nước Mỹ.

D.An

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.