|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Tìm hiểu thị trường Maroc: Quan hệ kinh tế thương mại với Việt Nam

12:32 | 16/12/2020
Chia sẻ
Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Maroc tăng trưởng dù không ổn định và không theo qui luật.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Maroc, trong 10 năm qua quan hệ thương mại giữa Việt Nam với Maroc và các địa bàn kiêm nhiệm có bước tiến tích cực. Kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều tăng trưởng dù không ổn định và không theo qui luật.

Tìm hiểu thị trường Maroc: Quan hệ kinh tế thương mại với Việt Nam - Ảnh 1.

Đồ họa: TV

Cơ cấu các mặt hàng ngày càng đa dạng, tập trung vào các sản phẩm lương thực, hàng tiêu dùng, nông sản chế biến, gia vị…

Mức tăng trưởng bình quân trong trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Maroc đạt khoảng 12 - 13%. Kim ngạch hai chiều năm 2019 xấp xỉ 220 triệu USD.

Tiềm năng trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Maroc là rất lớn. Hai nước có sự gắn bó và mang nhiều nét tương đồng về lịch sử. Điều này là cơ sở vững chắc để hai bên tiếp tục thúc đẩy giao thương kinh tế, thương mại và xa hơn là đầu tư vì lợi ích của cả hai phía.

Tình hình trao đổi thương mại

Kim ngạch giữa hai nước

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh tham dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Maroc.

Nếu như năm 2013, kim ngạch hai chiều Việt Nam - Maroc chỉ đạt 108,6 triệu USD, thì năm 2017 con số này đạt hơn 169 triệu, tăng xấp xỉ 56% sau 5 năm.

Mặc dù, không tăng cao về giá trị tuyệt đối, nhưng rõ ràng trao đổi thương mại giữa hai nước đã tăng nhanh về tỉ lệ. Tuy vậy, xét về tương quan năm sau so với năm trước, quan hệ thương mại giữa hai nước vẫn cho thấy sự lên xuống thất thường, nhất là từ năm 2014 đến nay.

Năm 2017, xuất khẩu Việt Nam sang Maroc đạt 155,6 triệu USD, giảm 12% so với cùng kì năm 2016. Nguyên nhân giảm là do chính sách quản lí xuất nhập khẩu và chính sách tín dụng của hai bên có điều chỉnh, gây tác động đến khả năng của doanh nghiệp trong việc đáp ứng các điều kiện để có thể ký kết và thực hiện hợp đồng.

Mặt khác, những biến động của thị trường EU, cũng như thị trường chứng khoán toàn cầu ít nhiều đã ảnh hưởng đến tình trạng tài chính và khả năng thanh khoản của các bên.

Theo số liệu của Hải quan Maroc, năm 2018 kim ngạch hai chiều Việt Nam - Maroc đạt trên 178 triệu USD, tăng 5,4% so với cùng kì 2017. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu 170 triệu USD, tăng 9; kim ngạch nhập khẩu từ Maroc đạt 8,5 triệu USD, giảm 57%.

Như vậy, năm 2018 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Maroc đã tăng trưởng trở lại.

Những mặt hàng xuất nhập khẩu giữa hai nước

Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Maroc gồm gạo, hạt tiêu, dứa hộp, điện thoại và linh kiện, máy tính, cà phê, hải sản, gia vị nói chung, sản phẩm hóa chất, dệt may, giày dép…

Các mặt hàng nhập khẩu chính từ Maroc gồm thức ăn gia súc, phân bón, giấy phế liệu, linh kiện ô tô, máy móc thiết bị, nguyên liệu dệt may, chất dẻo…

Theo thống kê của Maroc, năm 2019 kim ngạch hai chiều Việt Nam - Maroc đạt 141 triệu USD, tăng 5,5% so với cùng kì 2018.

Trong đó, Việt Nam xuất khẩu 134,4 triệu USD, tăng 5,4% so với cùng kì 2018. Kim ngạch nhập khẩu từ Maroc đạt 6,8 triệu USD, tăng gần 8%.

Số liệu của Maroc thường thấp hơn số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, có thể do thay đổi xuất xứ hoặc hàng hóa xuất khẩu tập trung vào một số tháng hàng đã rời Việt Nam, nhưng chưa tới Maroc.

Ví dụ, theo thống kê của Maroc kim ngạch XNK giữa hai nước năm 2018 đạt 199,6 triệu USD, trong khi số liệu Việt Nam là xấp xỉ 214 triệu USD.

Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Maroc là gạo, hạt tiêu, dứa hộp, điện thoại và linh kiện, máy tính, cà phê, hải sản, gia vị nói chung, sản phẩm hóa chất, dệt may, giày dép, máy móc thiết bị… Trong đó, cà phê, thực phẩm chế biến và gia vị các loại vẫn tiếp tục chiếm ưu thế.

Các mặt hàng nhập khẩu chính từ Maroc gồm có thức ăn gia súc, phân bón, giấy phế liệu, linh kiện ô tô, máy móc thiết bị, nguyên liệu dệt may…

Sau năm 2017 với nhiều khó khăn cho các mặt hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam, năm 2018 tình hình đã tích cực và 2019 vẫn tiếp tục là năm kim ngạch xuất nhập khẩu tăng. Xuất khẩu Việt Nam năm 2019 tăng phản ánh xu thế tích cực hơn của thị trường Maroc hiện nay.

Tuy vậy, vẫn còn không ít trục trặc từ phía đối tác Maroc trong việc thực hiện cam kết hợp đồng do một số doanh nghiệp tư nhân uy tín không cao.

Cũng theo số liệu thống kê Maroc, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Maroc tháng 5 đầu năm 2020 đạt 74,8 triệu USD, giảm 8% so với cùng kì 2019 Kim ngạch nhập khẩu từ Maroc đạt 7.3 triệu USD, tăng 49.

Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Maroc là: gạo, hạt tiêu, dứa hộp, điện thoại và linh kiện, máy tính, cà phê, hải sản, gia vị nói chung, sản phẩm hóa chất, dệt may, giày dép, máy móc thiết bị… Trong đó, mặt hàng hạt điều, thực phẩm chế biến và gia vị các loại vẫn tiếp tục chiếm ưu thế.

Các mặt hàng nhập khẩu chính từ Maroc gồm có phân bón, giấy phế liệu, linh kiện ô tô, máy móc thiết bị, nguyên liệu dệt may…

Do dịch Covid, kim ngạch hai chiều năm 2020 có thể sẽ giảm.

Vẫn còn nhiều những vướng mắc từ phía đối tác Maroc trong việc thực hiện cam kết hợp đồng do doanh nghiệp tư nhân Maroc uy tín chưa cao, cộng thêm thị trường còn nhiều khó khăn.

Kim ngạch trao đổi thương mại Việt Nam - Maroc giai đoạn 2013 - tháng 5/2020

NămKim ngạch XK (Triệu USD)Tăng/giảm (%)Kim ngạch NK (Triệu USD)Tăng/giảm (%)Tổng (Triệu USD)Tăng/giảm (%)
2013100,99 7,67 108,7 
2014151,0449,69,9830,116148,18
2015146,15-3,35,13-94,5151,3-6,43
2016175,920,413,6566,08179,618,69
2017155,64-13,0113,650169,3-6,06
2018199,2528,0114,758,0521426,41
2019195,58 22,47 218,1 
T5/202074,8 7,3 82,1 

Nguồn: Thương vụ tổng hợp từ nguồn Tổng cục Hải quan Việt Nam và Maroc

Quan hệ hợp tác

Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho đến nay hai nước chưa có dự án hợp tác đầu tư chính thức nào được triển khai trên lãnh thổ của nhau.

Đến nay, các thỏa thuận thương mại và đầu tư đã kí kết giữa hai nước gồm có:

- Hiệp định Thương mại (năm 2001).

- Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần Việt Nam - Maroc (2008).

 Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư hai chiều (2012 - chưa thông qua).

- Thỏa thuận hợp tác giữa Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam với Liên đoàn các Phòng Thương mại và Công nghiệp Maroc (2004).

- Biên bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác công nghiệp, thương mại giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Công nghiệp, Thương mại, Kinh tế Xanh, Số Maroc (3/2019).

- MOU về triển khai họp Tiểu ban song phương lần thứ I về hợp tác thương mại và công nghiệp Việt Nam - Maroc (3/2019).

Ánh Dương