|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Thương hiệu kem lấy cảm hứng từ trang trại New Zealand gọi vốn bất thành

08:16 | 14/09/2018
Chia sẻ
Do chưa có câu trả lời thích đáng cho mô hình kinh doanh và nhượng quyền, thương hiệu kem hoa quả Takitimu ra về "tay trắng" trong chương trình Shark Tank Việt Nam.
thuong hieu kem lay cam hung tu trang trai new zealand goi von bat thanh Đồ chơi thông minh Magic Book nhận 12 tỷ trong Shark Tank Việt Nam

Takitimu - thương hiệu kem hoa quả lấy cảm hứng từ trang trại vùng New Zealand

Xuất hiện trong tập 10 của chương trình Shark Tank Việt Nam mùa 2 vào tối 12/9, ba nhà đồng sáng lập Đức Thành, Hùng Cường, Hồng Ngọc giới thiệu về thương hiệu kem Takitimu. Họ kêu gọi 5 tỷ đồng cho 20% cổ phần công ty.

Hai vợ chồng Hồng Ngọc và Đức Thành từng làm việc tại một cửa hàng kem có quy mô lớn của New Zealand với doanh số 3.000 cây kem/ngày. Tại đây, chủ cửa hàng có trang trại dâu tây và sử dụng chính dâu tây trồng tại trang trại để làm kem. Ở một đất nước nông nghiệp như New Zealand, các trang trại thường sở hữu địa điểm bán kem như một sản phẩm phụ để giới thiệu quả.

Lấy cảm hứng từ những trang trại hoa quả của vùng đất này, họ mang công nghệ làm kem từ cửa hàng New Zealand về Việt Nam, mở cửa hàng Takitimu đầu tiên vào tháng 3/2016. Khách hàng lựa chọn hương vị hoa quả yêu thích, sau đó kết hợp cùng với loại kem nền nhập khẩu từ Thái Lan để có một que kem hoa quả theo ý muốn.

thuong hieu kem lay cam hung tu trang trai new zealand goi von bat thanh

Đội ngũ của Takitimu trong chương trình Shark Tank Việt Nam Mùa 2 Tập 10. Ảnh: Shark Tank Việt Nam.

Hoạt động từ 2016, doanh thu hai năm của Takitimu là 1,4 tỷ đồng, lợi nhuận 250 triệu. Chi phí đầu tư cho cửa hàng là 600 triệu, trong đó riêng máy làm kem nhập từ Úc là 200 triệu đồng. Đức Thành cho biết doanh thu vào tháng cao điểm khoảng 60-70 triệu đồng, còn vào tháng mùa đông khoảng 30-40 triệu.

Gặp vấn đề trong mô hình kinh doanh và nhượng quyền thương hiệu

Takitimu kêu gọi số tiền 5 tỷ cho mục đích marketing thương hiệu và hướng tới xây dựng nhà máy tự sản xuất kem nền và nhượng quyền lại.

Tuy nhiên chính đội ngũ của Takitimu chưa có câu trả lời cho những vấn đề về quản lý vận hành (kiểm soát doanh số, đảm bảo nhân viên sử dụng đúng nguyên liệu đầu vào) cũng như cơ sở cho việc nhượng quyền thương hiệu.

Ông Nguyễn Xuân Phú nhận định mức lợi nhuận của mô hình đầu tư không cao và lo ngại Takitimu không thể giữ bí quyết khi nhân rộng mô hình kinh doanh. "Vua chảo" cho rằng ở NewZealand, đây là sản phẩm phụ quảng bá rau quả của chính trang trại và khó trở thành một mô hình độc lập để kiếm lời.

Bàn về vấn đề nhượng quyền của Takitimu, ông Phạm Thanh Hưng chia sẻ ba nguyên lý cơ bản của việc nhượng quyền: nhượng quyền thương hiệu, công thức hoặc một vật liệu thành phần cơ bản. Ông cho rằng số tiền mà Takitimu kêu gọi khá lớn và việc chi vào hoạt động marketing ở giai đoạn này không hợp lý.

Với hệ thống bán hàng của Takitimu chưa sẵn sàng để cung ứng, ông khuyên Takitimu tìm câu trả lời về việc nhượng quyền cái gì, cộng với việc chuẩn hoá quy trình vận hành trước khi chi tiền vào hoạt động marketing.

Doanh nhân Nguyễn Ngọc Thuỷ cũng chia sẻ Takitimu cần chuẩn hoá mô hình kinh doanh trước khi nghĩ đến phương án nhượng quyền. Ông nhận định mô hình này ở Newzealand là mô hình cung cấp sản phẩm giá trị gia tăng của trang trại trồng rau quả. Tuy nhiên, khi đưa sản phẩm này vào chuỗi thương mại, chi phí giá vốn (nguyên liệu) chiếm tới 40% là khá cao, chưa kể đến hàng tồn kho, hàng hỏng. Xét về yếu tố thương mại, ông chưa thấy cơ hội để nhân rộng mô hình kinh doanh vì doanh thu của Takitimu quá thấp.

Bà Thái Vân Linh khuyên Takitimu tập trung hướng đến chất lượng sản phẩm để tăng giá bán và lợi nhuận biên, còn rất khó để tăng quy mô.

Dựa trên những con số hiệu quả đầu tư (chi phí 600 triệu cho một cửa hàng, doanh thu tháng từ 30-70 triệu), ông Nguyễn Mạnh Dũng nhận định việc đầu tư không có hiệu quả. Ông khuyên Takitimu nên tập trung trả lời cho câu hỏi về nhượng quyền và chuẩn hoá mô hình kinh doanh trước, sau đó hãy tính đến chuyện quay trở lại tìm nhà đầu tư và gọi vốn.

Bởi mô hình kinh doanh chưa chuẩn hoá và gặp vấn đề trong việc nhượng quyền thương hiệu, kem hoa quả Takitiimu đành ra về trước 5 cái lắc đầu của nhà đầu tư.

Xem thêm

Tuệ An

Ngành thép và mối lo ngại với 'biến số' Tổng thống Trump
Nhiều đơn vị phân tích đều đánh giá ngành thép sẽ chịu tác động tiêu cực sau khi ông Donald Trump lên làm Tổng thống. Cổ phiếu thép liên tục đỏ lửa sau ngày công bố kết quả bầu cử cho thấy những góc nhìn kém lạc quan của nhà đầu tư về ngành này.