Việc giá nguyên liệu tăng 16 - 36% khiến giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm tăng 15 - 20% so với cuối năm 2020. Cùng với đà tăng của hàng hóa, lương thực trên toàn cầu, giá thức ăn chăn nuôi vẫn chưa hạ nhiệt.
Chính phủ vừa quyết định điều chỉnh giảm thuế suất thuế nhập khẩu MFN (tối huệ quốc) đối với một số nguyên liệu thức ăn chăn nuôi như lúa mì từ 3% xuống 0%, ngô từ 5% xuống 2%.
Ông Nguyễn Quang Hiếu, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn De Heus cho biết trong bối cảnh giá cả hàng hóa đều tăng phi mã, giá thức ăn chăn nuôi sẽ còn một đợt tăng nhẹ vào cuối năm. Song giá heo hơi vẫn duy trì ở mức thấp, tăng kịch kim chỉ đạt 55.000 đồng/kg.
Việc giá bán của các sản phẩm chăn nuôi thấp hơn giá thành khiến doanh nghiệp chịu tổn thất nặng nề. Nguyên nhân là chi phí đầu vào tăng trong khi giá bán sản phẩm vẫn dậm chân tại chỗ, thậm chí đi lùi.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan nhận định việc đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu cho thấy tính tự chủ nền nông nghiệp của Việt Nam chưa cao, 70-80% nguyên liệu thức ăn chăn nuôi phải nhập khẩu của nước ngoài.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho rằng mức chênh lệch giữa giá heo xuất chuồng và giá thành phẩm đến tay người tiêu dùng là bất hợp lý, việc tìm ra nguyên nhân và tập trung giải quyết vấn đề này là rất cần thiết bởi ảnh hưởng đến hàng chục triệu người dân.
Theo Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, các bộ ngành, địa phương cần khẩn trương có các giải pháp hỗ trợ tiêu thụ, dần bình ổn giá, đảm bảo lợi ích hài hòa của các bên gồm người chăn nuôi heo, các khâu trung gian, người tiêu dùng.
Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ 10 thế giới và số 1 khu vực Đông Nam Á về sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp. Tuy nhiên, ngành thức ăn chăn nuôi công nghiệp Việt Nam vẫn phải phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài.
Theo nhiều người chăn nuôi, giá heo lao dốc không chỉ do ảnh hưởng dịch bệnh sức mua yếu, mà còn do thời gian qua khi giá heo tăng cao thì nhiều doanh nghiệp lớn tăng đàn, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
Mỗi con heo giống mua khoảng 3 triệu đồng nếu nuôi đạt, bán với giá heo hơi hiện nay trên dưới 40.000 đồng/kg thì lỗ mỗi con gần 2 triệu đồng nhưng nếu quá trình nuôi không may bị dịch bệnh thì coi như mất trắng.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nhận được 2 công văn của Bộ Công Thương về việc nông sản và thủy sản xuất khẩu của Việt Nam có mức dư lượng hóa chất nông nghiệp vượt quá mức quy định của EU.
Giá heo hơi mức thấp trong khi đàn heo quá lứa chậm tiêu thụ khiến người chăn nuôi càng thêm khó khăn giữa quyết định bán hoặc tiếp tục nuôi vì với chọn lựa nào người nuôi vẫn phải chịu lỗ nặng.
Theo các hộ chăn nuôi, giá heo hơi sẽ tăng vào cuối năm theo quy luật, nhưng dự kiến sẽ không tăng đột biến vì nguồn cung dồi dào. Do vậy, nhiều trang trại chỉ nuôi duy trì, còn các gia trại quy mô nhỏ vài chục con đã đóng chuồng.
Gã khổng lồ ngành nông nghiệp Thái Lan Charoen Pokphand Foods (CP Foods) đã đề nghị chi 6,99 tỷ HKD (tương đương 898 triệu USD) để mua lại cổ phiếu của công ty sản xuất thức ăn thủy sản đang niêm yết tại Hong Kong là CP Pokphand.
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.