|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Thứ trưởng GTVT: Nếu di dời trạm thu phí BOT Cai Lậy thì phương án tài chính đổ bể

18:20 | 17/08/2017
Chia sẻ
"Vị trí đặt trạm nằm trên dự án nên không có lý do gì phải thay đổi, còn kiến nghị của người dân địa phương thì sẽ dần được xử lý. Nếu di chuyển thì phương án tài chính đổ bể", Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông nói.

Trao đổi tại cuộc họp báo chiều 17/8 về dự án BOT trạm Cai Lậy, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho biết, vị trí đặt trạm thu phí căn cứ vào việc khảo sát một quá trình rất lâu và kỹ lưỡng. Dự án cũng đã lấy ý kiến của các cơ quan khác như Bộ Tài chính, đoàn Đại biểu Quốc hội.

Dự án Cai Lậy nằm trong dự án để chủ đầu tư hoàn vốn. Ngân sách đang hạn chế, Nhà nước không có tiền để đầu tư nên giao cho các chủ đầu tư là công ty thực hiện. Quỹ bảo trì đường bộ chỉ vá láng, không nâng cấp cải tạo được. Chủ đầu tư BOT Cai Lậy nâng cấp cải tạo, cầu trên quốc lộ 1.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông, các vấn đề phát sinh đã có quy định trong hợp đồng. Trách nhiệm đầu tiên là chủ đầu tư, sau đó là Tổng cục Đường bộ.

"Chúng tôi cử lãnh đạo Tổng cục Đường bộ vào xử lý. Tiếp theo là trách nhiệm của địa phương. Chúng tôi đang xem xét xử lý trong thời gian tới. Các bên sẽ phải có trao đổi để điều chỉnh. Việc kéo dài thời gian phải có phê duyệt của ngân hàng. Sai đến đâu xử lý đến đó, nếu phát hiện có hình sự sẽ xử lý theo hình sự. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa phát hiện sai phạm", Thứ trưởng Đông cho biết.

Trên dự án theo thiết kế ban đầu có 7 cây cầu, sau đó thay đổi thiết kế cầu thành cống, 2 cây cầu "biến mất". Theo Thứ trưởng Đông, đây là việc hoàn toàn bình thường trong thi công xây dựng.

"Hai câu cầu biến mất là cầu bản, dài 6 m. Chủ đầu tư đã thay thế 2 cây cầu đó bằng cống hộp. Như cái cửa, ban đầu thiết kế 2 m nhưng sau đó thấy cao quá nên chỉ làm 1,8 m, vấn đề là phải đảm bảo thoát nước. Còn việc giảm được bao nhiêu kinh phí sau khi 2 cầu thành cống, Bộ sẽ có con số cụ thể. Tuy nhiên chắc chắn kinh phí giảm không được nhiều", Thứ trưởng Đông cho biết.

Còn theo ông Lê Kim Thành, Phó cục trưởng Cục Quản lý xây dựng (Bộ GTVT), hiện nay xảy ra tình trạng mất an toàn giao thông trên tuyến đường tránh do người dân sinh sống, lấn ra quá đông. Thậm chí có nhiều người còn xây nhà lấn cách mặt đường chỉ 1-2 m. Đây là vấn đề rất nguy hiểm. Vấn đề này Bộ GTVT đã giao cho Tổng cục Đường bộ và UBND tỉnh Tiền Giang xử lý. Tình trạng lấn ra làm nhà ở Bộ GTVT đã có rất nhiều văn bản nhưng chưa xử lý được.

Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông chia sẻ: “Chúng tôi từng nói việc xảy ra ở BOT Cai Lậy rất đáng tiếc. Bộ không thể cản được việc chủ đầu tư kiện lại cơ quan quản lý Nhà nước khi lợi ích của họ ảnh hưởng. Trong hợp đồng có ghi nếu mâu thuẫn không thể giải quyết được thì sẽ ra tòa án. Chúng tôi không kỳ vọng việc phải ra tòa và mong muốn các chủ đầu tư ngồi lại cùng giải quyết cùng Bộ GTVT”.

Theo thứ trưởng Đông, ai cũng mong muốn đi đường miễn phí. Ở nước ngoài, một số nước không thu phí bởi họ có ngân sách. Còn ở các nước đang phát triển phải thu hút kênh tư nhân để đầu tư.

"Ngân sách của chúng ta hiện nay không đáp ứng được. Nếu dùng ngân sách nhà nước Bộ GTVT rất hoan nghênh nhưng ngân sách không đủ. Việc tại BOT Cai Lậy phải quyết một cách hài hòa theo kiểu cả 2 cùng có lợi. Theo đó, Nhà nước có tiền đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong thời gian ngân sách khó khăn, nhà đầu tư có lãi, người dân có đường rộng rãi để đi", Thứ trưởng Đông nói.

thu truong gtvt neu di doi tram thu phi bot cai lay thi phuong an tai chinh do be
Cai Lậy. Ảnh: Vietnamnet.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông khẳng định Bộ không lường trước được sự việc ở BOT Cai Lậy. Bộ đang tập trung các cơ quan chức năng của Bộ và tích cực trao đổi với Tiền Giang để xử lý.

Ngoài ra, Bô GTVT sẽ trao đổi với chủ đầu tư và các đơn vị tín dụng. Còn việc đảm bản an ninh an toàn thì địa phương xử lý là chính. “Chúng tôi không kỳ vọng những sự việc tương tự xảy ra ở bất cứ trạm BOT nào”, Thứ trưởng Đông nói.

Về so sánh giữa phí Cai Lậy cao hơn nhiều so với phí đường cao tốc Trung Lương, trong khi quãng đường ngắn hơn, chất lượng đường Trung Lương tốt hơn, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông giải thích: “Ở đây 2 phương thức thu phí khác nhau và nguồn vốn đầu tư cũng khác nhau. Cao tốc Trung Lương sử dụng vốn ngân sách và không giới hạn thời gian bao lâu, với mức 1.000 đồng/km, thu theo hình thức thu phí kín. Đây là phương pháp hiện đại, đảm bảo công bằng nhất. Trong khi đó, BOT Cai Lậy thu phí theo lượt, đảm bảo thời gian hoàn vốn, thời gian thu phí và hài hoà lợi ích các bên”.

Về trách nhiệm của các bên liên quan đến bất cập của trạm BOT Cai Lậy, Thứ trưởng Bộ GTVT khẳng định: “Sai đến đâu sẽ xử lý đến đó”.

Theo Thứ trưởng Đông, việc xử lý đầu tiên là nhà đầu tư dự án, căn cứ vào hợp đồng đầu tư; sau đó đến đại diện quản lý nhà nước là Tổng cục Đường bộ và địa phương là tỉnh Tiền Giang.

“Chúng tôi sẽ làm rõ trách nhiệm các bên để có xem xét cụ thể, theo quy trình để xử lý. Nếu có sai sót về mặt hình sự sẽ xử lý về mặt hình sự, tuy nhiên ở đây chưa phát hiện ra sai sót về mặt hình sự”, Thứ trưởng Đông cho hay.

Cũng tại cuộc họp báo, trả lời câu hỏi vì sao đặt trạm thu phí ở Cai Lậy, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho biết, vị trí đặt trạm thu phí nằm trên quốc lộ 1 được nghiên cứu kỹ, căn cứ vào phương án tài chính được chủ đầu tư lập, có lấy ý kiến các cơ quan, HĐND, đại biểu Quốc hội.

Năm 2013 quốc lộ 1 bị xuống cấp và ùn tắc nên Bộ Giao thông lập dự án đầu tư xây dựng tuyến tránh Cai Lậy và cải tạo quốc lộ 1. Hạng mục tăng cường mặt đường quốc lộ 1 được nâng cấp "đúng nghĩa là thảm mặt đường, xây dựng cầu chứ không chỉ vá lại đường". Sau khi cải tạo, người dân được đi đường tốt hơn, không phải chen chúc trên đường đô thị, giảm tai nạn, ùn tắc.

"Vị trí đặt trạm nằm trên dự án nên không có lý do gì phải thay đổi, còn kiến nghị của người dân địa phương thì sẽ dần được xử lý. Nếu di chuyển thì phương án tài chính đổ bể. Dự án này không ai được tất cả mà phải hài hòa lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và người dân", Thứ trưởng GTVT Nguyễn Ngọc Đông nói.

Theo Thứ trưởng Đông, năm nay ngân sách nhà nước dành cho giao thông 39.000 tỷ đồng, trong đó phải hoàn trả các năm trước 20.000 tỷ. Nhà nước không có tiền mới huy động vốn BOT nên việc Nhà nước bỏ tiền ra mua trạm thu phí thì "chắc không có". Hiện Bộ Giao thông đã điều chỉnh giảm phí, trên cơ sở này nhà đầu tư chốt phương án tài chính, mức lãi để không vướng nợ xấu.

thu truong gtvt neu di doi tram thu phi bot cai lay thi phuong an tai chinh do be Chủ BOT Cai Lậy: Trả dự án nếu dời trạm vào đường tránh

Đại diện chủ đầu tư dự án trạm thu phí BOT Cai Lậy cho biết sẽ trả lại dự án nếu dời trạm vào đường ...

thu truong gtvt neu di doi tram thu phi bot cai lay thi phuong an tai chinh do be Cty Bắc Ái: Chủ đầu tư 'kín tiếng' của BOT Cai Lậy và nhiều dự án PPP khác

Khá kín tiếng và là một doanh nghiệp địa phương (Vĩnh Phúc) nhưng ít người biết rằng ngoài dự án BOT Cai Lậy, Công ty ...

thu truong gtvt neu di doi tram thu phi bot cai lay thi phuong an tai chinh do be Bộ Giao thông vận tải họp báo về trạm BOT Cai Lậy

Đúng 15h chiều nay (17/8), Bộ GTVT sẽ tổ chức họp báo về việc thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ tại trạm Cai ...

thu truong gtvt neu di doi tram thu phi bot cai lay thi phuong an tai chinh do be Sự thật về hợp đồng BOT trạm thu phí Cai Lậy

Dư luận xôn xao khi nhắc tới tới trạm thu phí Cai Lậy - Tiền Giang. Dùng tiền lẻ, tiền xu trả phí, người dân ...

Tô Đức - Hoài Thu