|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Thiếu dữ liệu quốc gia, dựa vào đâu để xây dựng Chính phủ điện tử?

07:00 | 05/07/2018
Chia sẻ
Trong bối cảnh thiếu cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, doanh nghiệp, đất đai... mục tiêu xây dựng Chính phủ điện tử dựa vào đâu để hiện thực hóa?

Sau gần 2,5 năm thực hiện Nghị quyết 36a của Chính phủ về Chính phủ điện tử, hiện cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, doanh nghiệp chưa có, dữ liệu về đất đai chưa đầy đủ... trong khi thiếu cơ chế đầu tư, thiếu nhân lực quản trị công nghệ thông tin, chưa kể còn một số bộ, ngành địa phương chưa thực sự tích cực triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, an toàn thông tin… Vậy, chiến lược xây dựng Chính phủ điện tử sẽ dựa vào đâu để hiện thực hóa?

thieu du lieu quoc gia dua vao dau de xay dung chinh phu dien tu
Thiếu cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, doanh nghiệp, đất đai... mục tiêu xây dựng Chính phủ điện tử của Việt Nam dựa vào đâu để hiện thực hóa? (Ảnh: IDG Vietnam).

Theo báo cáo mới nhất về tình hình thực hiện Nghị quyết số 36a của Chính phủ về Chính phủ điện tử, tính đến hết quý 1/2018, một số chỉ tiêu đặt ra không hoàn thành. Đó là các bộ, ngành có 100% dịch vụ công được cung cấp trực tuyến ở mức độ 3, 4 theo danh mục được ban hành. Hay chỉ tiêu đến hết năm 2016, Việt Nam nằm trong nhóm 4 và hết năm 2017 Việt Nam nằm trong nhóm 3 của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á về chỉ số phát triển Chính phủ điện tử theo đánh giá của Liên Hợp Quốc.

Hiện nay, công tác ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử mới chỉ phát huy hiệu quả ở một số ngành, lĩnh vực, chưa tạo thành hệ thống thông suốt giữa các ngành, các cấp. Hệ thống các cơ sở dữ liệu quốc gia triển khai còn chậm, hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin chưa đồng bộ.

Không những thế, việc thuê dịch vụ công nghệ thông tin gặp nhiều khó khăn. Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã được các bộ, ngành, địa phương tích cực triển khai với số lượng lớn dịch vụ nhưng hiệu quả sử dụng chưa cao, nhiều dịch vụ công trực tuyến không phát sinh hoặc phát sinh rất ít hồ sơ xử lý trực tuyến, chưa thu hút được sự tham gia của người dân, doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Thành Hưng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông thẳng thắn thừa nhận, nhiều dịch vụ công cấp độ 3, 4 các địa phương báo cáo lên, hồ sơ phát sinh rất ít.

Lý giải nguyên nhân, Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng cho rằng các dịch vụ công đạt cấp độ 3, 4 đó chưa phải các dịch vụ công mà người dân sử dụng nhiều. Chưa triển khai được form, mẫu điện tử, xác thực điện tử… chưa thuận tiện cho người dân.

"Chưa thực sự lấy người dân làm trung tâm. Người dân vẫn phải đi nhiều cửa khi gửi 1 bộ hồ sơ lên. Giữa các sở, ban ngành chưa có sự liên thông với nhau thông qua một cơ sở dữ liệu dùng chung, khiến cho mục tiêu triển khai dịch vụ công trực tuyến phục vụ cho người dân chưa hiệu quả", ông Nguyễn Thành Hưng nhấn mạnh.

Chưa đến 10% dịch vụ công phát sinh hồ sơ

Cụ thể, số lượng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 được các bộ, cơ quan ngang bộ và Bảo hiểm xã hội Việt Nam cung cấp là 1.551 dịch vụ. Tuy nhiên, trong quý 1 năm nay chỉ có 376 dịch vụ phát sinh hồ sơ trực tuyến (đạt khoảng 24%). Hay số lượng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 được các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang cung cấp là 45.374 dịch vụ, thế nhưng đến hết quý 1/2018 chỉ có khoảng 4.390 dịch vụ phát sinh hồ sơ trực tuyến, chưa đạt được 10% tổng số lượng dịch vụ.

thieu du lieu quoc gia dua vao dau de xay dung chinh phu dien tu
Số dịch vụ công được triển khai trực tuyến cấp độ 3, 4 lại chưa phải những dịch vụ liên quan nhiều đến người dân. (Ảnh: KT).

Ông Huỳnh Quang Liêm, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT đánh giá, hiện các tỉnh, thành phố, bộ, ban, ngành cũng chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, từ văn bản điện tử, cho đến cổng thông tin điện tử... phục vụ người dân. Điều bất cập hiện nay là chưa liên thông được các ứng dụng đó với nhau. Chính quyền thì điện tử, nhưng bên trong nội lý giữa các bộ, ban ngành với nhau lại chưa có quy trình số hoá, kết nối.

"Chính phủ điện tử tại Estonia giúp doanh nghiệp trong 18 phút là có giấy phép đăng kí kinh doanh, trong khi tại Việt Nam nhanh nhất hiện nay cũng là 3 ngày", ông Huỳnh Quang Liêm nêu ví dụ.

Theo ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT, vấn đề của Estonia cũng tương tự vấn đề của Việt Nam. Ví như về dữ liệu, Estonia từ đầu cũng không có dữ liệu. Không ai muốn chia sẻ dữ liệu cho nên họ cũng không có dữ liệu tập trung.

"Cách giải của Estonia khá lý thú. Đó là giải bằng luật về dữ liệu mở, luật về bảo vệ dữ liệu. Theo đó, cơ quan nào cứ giữ dữ liệu đó, phần mềm cứ chạy, chỉ xây dựng một chuẩn giao tiếp với nhau. Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm. Dữ liệu của Việt Nam rất lớn, điều kiện cần hiện nay là kết nối lại và làm", ông Trương Gia Bình nói.

Trong giai đoạn 2018-2020, Chính phủ xác định xây dựng Chính phủ điện tử là nhiệm vụ chiến lược, trọng tâm. Để thực hiện nhiệm vụ, cần nhanh chóng xây dựng thể chế việc kết nối phi tập trung về chia sẻ dữ liệu, chia sẻ thông tin. Theo đó, tháng 11/2018, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Văn phòng Chính phủ trình Đề án về giải pháp kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan Nhà nước để xem xét, phê duyệt.

Xem thêm


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Vân Anh

Nhóm cổ phiếu nào được dự báo hưởng lợi từ kết quả bầu cử tổng thống Mỹ?
Dựa trên những điểm nhấn về chính sách, Agriseco cho rằng có nhiều điểm đối lập trong cách điều hành nền kinh tế của hai ứng cử viên tổng thống. Nhóm phân tích nêu sự tác động của cuộc bầu cử đến một số nhóm ngành trên thị trường chứng khoán Việt Nam.