|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thị trường xuất khẩu gạo dự báo khởi sắc trong quí II

16:05 | 02/04/2019
Chia sẻ
Báo cáo từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thông (NN&PTNT) cho biết khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo trong quí I lần lượt giảm 3,5% và 20,2% so với cùng kì năm ngoái. Tuy nhiên, với sự cạnh tranh của giá gạo, thị trường xuất khẩu dự báo chuyển biến tích cực

Cụ thể, khối lượng xuất khẩu gạo ba tháng đầu năm ước đạt đạt 1,43 triệu tấn và 593 triệu USD, giảm 3,5% về khối lượng và giảm 20,2% về giá trị so với cùng kì năm 2018. Trong đó, xuất khẩu gạo tháng 3 ước đạt 658.000 tấn với giá trị đạt 281 triệu USD.

Theo báo cáo, giá gạo xuất khẩu bình quân hai tháng đầu năm cũng giảm tới 17,8% so với năm ngoái xuống 404 USD/tấn. Còn ghi nhận từ Reuters cho hay, giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam đạt 360 USD/tấn trong tuần tính đến ngày 29/3.

Philippines đứng vị trí thứ nhất về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam trong hai tháng đầu năm với 40,2% thị phần. Xuất khẩu gạo sang thị trường này trong hai tháng đầu năm  đạt 314,9 triệu tấn và 125,3 triệu USD, tăng 80,9% về khối lượng và tăng 60,6% về giá trị so với cùng kì năm 2018. 

Ngoài Philippines, các thị trường có giá trị xuất khẩu gạo tăng mạnh trong giai đoạn này gồm Angola (gấp 9,5 lần); Bờ Biển Ngà (gấp 6,1 lần); Hong Kong, Nam Phi và Australia gấp hơn 2 lần.

Mặc dù trong quí I, thị trường lúa gạo có khó khăn nhưng dự báo sang quí II sẽ có nhiều hợp đồng mới vì giá gạo của Việt Nam đang ở mức giá cạnh tranh với các nước xuất khẩu khác. Do đó, hiện có một số doanh nghiệp đã tiếp cận được thị trường và tiến đến thỏa thuận kí hợp đồng.

Thị trường xuất khẩu gạo dự báo khởi sắc trong quí II - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Giá lúa, gạo ĐBSCL tăng nhẹ trong quí I

Trên thị trường nội địa, giá lúa, gạo trong tháng 3 tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) tăng trong bối cảnh diễn ra chương trình thu mua tạm trữ 200.000 tấn gạo, 80.000 tấn lúa vụ Đông Xuân. 

Bộ NN&PTNT cũng cho hay hoạt động mua bán lúa những ngày này cũng tất bật hơn. Tuy nhiên, tuần cuối tháng xu hướng tăng giá có phần chững lại mặc dù các doanh nghiệp xuất khẩu vẫn tích cực mua vào.

Theo hệ thống cung cấp giá tại địa phương, giá lúa, gạo tăng khoảng 100 – 300 đồng/kg. Trong đó: 

Địa phương

Giống lúa

Giá lúa tháng 3 (đồng/kg)

Biến động +/- (đồng/kg)

An Giang

Lúa IR50404

4.600

Tăng 450

Lúa OM 5451

4.800

Tăng 100

Lúa OM 4218

4.600

Tăng 250

Lúa OM 1490

5.000

Tăng 200

Gạo tẻ IR50404

10.000

-

Gạo chất lượng cao

13.000

-

Gạo thơm đặc sản jasmine

14.000

-

Kiên Giang

Lúa IR50404

5.400

-

Lúa OM 4218

5.500 - 5.700

Tăng 100

Lúa OM 6976

5.500 - 5.600

Giảm 100

Lúa jasmine

6.000 – 6.100

Giảm 200

Vĩnh Long

Lúa tươi IR50404

4.800

Tăng 200

Lúa khô

5.300

Tăng 300

Gạo jasmine

14.000

-

Bạc Liêu

Lúa tài nguyên mới

7.200 – 7.400

-

Lúa chất lượng cao

4.700 – 4.800

-

(Nguồn: Bộ NN&PTNT)

Tính trong ba tháng đầu năm, giá lúa tăng tại Vĩnh Long và An Giang, chủ yếu tập trung vào vụ Đông Xuân với lúa thường lúa thường tăng 200 – 300 đồng/kg; lúa chất lượng cao tăng 100 – 250 đồng/kg. Trong khi đó tại Kiên Giang, so với đầu năm thì thời điểm này giá lúa thấp hơn khoảng 600 - 800 đồng/kg. 

Mặc dù trong quí I, thị trường lúa gạo có khó khăn nhưng dự báo sang quí II sẽ có nhiều hợp đồng mới do giá gạo của Việt Nam đang ở mức giá cạnh tranh với các nước xuất khẩu khác. Do đó, hiện có một số doanh nghiệp đã tiếp cận được thị trường và tiến đến thỏa thuận kí hợp đồng.

Lyly Cao