Xuất khẩu gạo basmati Ấn Độ trong đà ghi nhận kỉ lục mới
Sự tăng trưởng đã được thúc đẩy nhờ nhận thức trung bình tăng đáng kể, nhu cầu mạnh mẽ từ Iran và giá lúa tăng đều trong ba năm liên tiếp. Theo báo cáo của ICRA, động lực của năm tài chính hiện tại có thể sẽ kéo dài sang tài khóa tiếp theo, năm 2020 cũng như kì vọng tăng trưởng 4 - 5% trong xuất khẩu.
Lý giải thêm, ông Deepak Jotwani, Trợ lý Phó Chủ tịch ICRA, cho hay: "Điều quan trọng cần lưu ý là sự tăng trưởng này diễn ra bất chấp một số thách thức nổi lên trong năm 2019, gồm vấn đề dư lượng thuốc trừ sâu dẫn đến giảm xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (EU), Arab Saudi xem xét việc áp dụng các quy tắc nghiêm ngặt về thuốc trừ sâu, vấn đề thanh toán từ một số nhà nhập khẩu Iran và sự không chắc chắn từ lệnh trừng phạt thương mại đối với Iran của Washington.
Các tiêu chuẩn thuốc trừ sâu nghiêm ngặt của EU đã khiến giá trị xuất khẩu giảm khoảng 10 tỉ rupee trong 9 tháng đầu năm tài chính 2019, và điều tương tự có thể làm trầm trọng thêm vấn đề. Mặc dù, thực tế là EU đã đóng góp khoảng 8% cho xuất khẩu của Ấn Độ cho đến năm 2018, khoản lỗ đã được bù đắp bằng xuất khẩu sang các quốc gia Trung Đông.
Hơn nữa, ngành gạo đã có thể vượt qua hầu hết các vấn đề khác, được thể hiện bằng sự tăng trưởng ổn định của xuất khẩu sang Arab Saudi và thiết lập cơ chế thanh toán bằng đồng rupee để tạo thuận lợi cho thương mại trong tương lai giữa Ấn Độ và Iran - thị trường chính của xuất khẩu gạo basmati.
Tuy nhiên, nhìn chung, việc thắt chặt các chỉ tiêu dư lượng thuốc trừ sâu của các nhà nhập khẩu chính có thể là một rủi ro lâu dài cho ngành gạo".
Ảnh minh họa.
Tiếp đà tăng từ năm 2014, Ấn Độ đã xuất khẩu gạo basmati trị giá gần 241 tỉ rupee (khoảng 3,37 triệu tấn gạo) trong 10 tháng đầu năm tài chính 2019, tăng 17% so với mức 210,3 tỉ rupee (khoảng 3,28 triệu tấn gạo) trong giai đoạn tương ứng trong tài khóa trước. Giống như tài khóa trước, tăng trưởng trong tài khóa hiện tại cũng được thúc đẩy bằng cách tăng cường thực hiện xuất khẩu trung bình (đạt 14%), trong khi khối lượng chỉ tăng nhẹ (2%).
Trong vài quí tới, nhu cầu trên thị trường xuất khẩu có thể sẽ ổn định (cũng được hỗ trợ bởi việc nối lại nhập khẩu của Iran), nhờ đó kéo xuất khẩu của ngành gạo trong tài khóa 2019 lên mức cao nhất từ trước đến nay, gần 300 tỉ rupee.
Theo ICRA, việc thực hiện xuất khẩu trung bình đã lên đến 74.053 rupee/tấn trong 10 tháng đầu năm tài chính 2019, so với mức 64.997 rupee/tấn trong cùng kì tài khóa 2018.
Thận trọng với giá lúa tăng mạnh
Nguyên nhân là giá lúa tăng trong mùa thu mua năm trước và hiện tại, Iran đã nhập khẩu khối lượng lớn trong nửa đầu năm tài chính vì không chắc chắn về thời điểm áp dụng lệnh trừng phạt thương mại của Mỹ và tác động của nó đối với thương mại giữa Ấn Độ và Iran; và sự mất giá của đồng rupee so với USD.
Giá lúa basmati đã tăng trong hai năm liên tiếp (tài khóa 2017 và 2018). Trong tài khóa hiện tại cũng vậy, sản lượng basmati đã giảm khoảng 5%, do suy giảm trong diện tích canh tác khi một số nông dân chuyển sang trồng lúa non-basmati khi giá hỗ trợ tối thiểu tăng đáng kể; và một số mất mùa do lượng mưa không kịp thời tại một số bang trồng lúa basmati chính.
Vì vậy, giá lúa đã tăng thêm 10 - 15% trong năm thứ ba liên tiếp. Mức tăng trung bình của gạo basmati có thể sẽ duy trì trong nửa đầu năm 2020, do chi phí lúa gạo tăng trong mùa thu mua gần đây và triển vọng nhu cầu trong nước cũng như quốc tế ổn định.
"Tuy nhiên, sự tăng trưởng mạnh mẽ trong tài khóa hiện tại cũng báo trước sự cần thiết phải thận trọng. Các yêu cầu trợ cấp hàng tồn kho của ngành gạo đã đi lên, làm tăng rủi ro về giá. Với một kịch bản như vậy, nhu cầu quốc tế sẽ giảm nhẹ, đặc biệt là sự tập trung cao độ vào một quốc gia cho gần một phần ba tổng xuất khẩu, khiến ngành gạo dễ bị tổn thương ở một mức độ nào đó.
Ngành gạo Ấn Độ có thể đang ở đỉnh cao của chu kì giá lúa, được ghi nhận lần cuối vào năm 2014 trước khi giá điều chỉnh mạnh. Những thành phần trong ngành sẽ cần phải thận trọng về vấn đề này và thận trọng với việc nắm giữ hàng tồn kho của họ", ông Jotwani kết luận.