|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá gạo xuất khẩu Ấn Độ chạm đỉnh 7 tháng

07:39 | 22/03/2019
Chia sẻ
Giá gạo xuất khẩu ở Ấn Độ đã lên mức cao nhất trong hơn 7 tháng vì đồng rupee tăng giá, làm giảm nhu cầu. Trong khi các công ty thương mại tại Việt Nam tăng thu mua trong nước để thực hiện những thỏa thuận quốc tế mới.

Giá gạo xuất khẩu Ấn Độ, Thái Lan tăng trong tuần này

Theo Reuters, giá gạo 5% tấm của nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới được ghi nhận trong khoảng 392 - 395 USD/tấn trong tuần này, tăng từ mức 386 - 389 USD của tuần trước.

"Nhu cầu vẫn ảm đạm vì giá tăng. Người mua tại châu Phi chưa sẵn sàng trả giá cao hơn", một nhà xuất khẩu có trụ sở tại Kakinada, miền nam Andhra Pradesh cho biết.

Đồng rupee Ấn Độ đã giao dịch gần mức cao nhất trong 7 tháng, làm giảm lợi nhuận từ việc bán gạo trên thị trường quốc tế của các thương nhân tại đây.

Tại Thái Lan, giá gạo 5% tấm được công bố ở mức 390 - 393 USD/tấn (FOB) vào thứ Năm (21/3), tăng từ 380 - 385 USD trong tuần trước.

Với nhu cầu ít thay đổi, các nhà giao dịch cho rằng việc giá tăng là do sự biến động của tỷ giá hối đoái giữa đồng baht và USD.

Thứ Ba (19/3), nội các Thái Lan đã thống nhất gia hạn hợp đồng mua bán gạo với Philippines, vốn đã hết hạn vào tháng 12/2018, thêm hai năm. Thỏa thuận này cho phép Thái Lan, quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới, tham gia các buổi đấu thầu do Philippines tổ chức, tuyên bố rằng hai nước có thể giao dịch tới 1 triệu tấn gạo mỗi năm.

Giá gạo xuất khẩu Ấn Độ chạm đỉnh 7 tháng - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Giá gạo xuất khẩu Việt Nam ổn định

Tại Việt Nam, giá gạo 5% tấm không thay đổi so với tuần trước, đạt 360 USD/tấn.

"Nhu cầu gạo Việt Nam tăng cao, với các công ty thương mại quan trọng tăng thu mua từ nông dân để thực hiện giao dịch đã được kí kết với khách hàng từ Malaysia, Philippines và Iraq", một thương nhân có trụ sở tại TP HCM cho biết.

Việt Nam, nhà xuất khẩu gạo lớn thứ ba thế giới, đã xuất khẩu hơn 200.000 tấn gạo sang Malaysia trong năm nay, trong khi khách hàng từ Iraq đã đặt hàng 120.000 tấn, thương nhân này cho biết.

Bên cạnh đó, Ai Cập đang muốn đấu thầu nhập khẩu 20.000 tấn gạo 10 - 12% tấm từ Việt Nam, được giao trong tháng 6, theo Reuters.

Tuy nhiên, thông tin từ Bộ Công Thương hôm 20/3 cho biết Ai Cập thông báo mời thầu gạo trắng hạt ngắn/hạt trung bình, mở cho tất cả nhà thầu quan tâm cả trong nước và nước ngoài.

Thông tin sơ bộ về nội dung điều kiện chào thầu gồm khối lượng tối thiểu 20.000 tấn gạo ± 10% loại gạo trắng hạt ngắn/trung bình với lượng tấm tối đa từ 10 - 12% và phải là gạo thu hoạch từ mùa vụ cuối cùng của năm 2018 với tiêu chuẩn quy định theo tiêu chuẩn kỹ thuật của Ai Cập.

Trong khi đó, Bangladesh sẽ cung cấp cho nông dân phân bón và hạt giống miễn phí để thúc đẩy canh tác một loại lúa đòi hỏi ít tưới tiêu hơn, Bộ trưởng Nông nghiệp Bangladesh cho biết hôm thứ Năm (21/3).

Gói kích thích, trị giá gần 402 triệu taka (tương đương 4,75 triệu USD), có thể giúp hơn 459.000 nông dân tăng sản lượng giống lúa Aus được trồng trong vụ tháng 5 - 8, theo ông Abdur Razzak, Bộ trưởng Nông nghiệp Bangladesh.

"Chúng tôi đang khuyến khích người nông dân trồng thêm lúa Aus vì nó chín vào thời điểm gió mùa. Vì vậy, nó chỉ cần một chút nước để canh tác", ông Razzak nói với các phóng viên.

Bangladesh, thường là nhà sản xuất gạo lớn thứ 4 thế giới, đã buộc phải tăng mạnh nhập khẩu để tăng dự trữ trong nước vào năm 2017 sau khi lũ lụt tàn phá mùa màng địa phương.

Giật mình giá xuất khẩu gạoGiật mình giá xuất khẩu gạo Ai Cập mời thầu quốc tế nhập khẩu gạoAi Cập mời thầu quốc tế nhập khẩu gạo USDA: Sản lượng gạo Thái Lan dự báo đạt kỉ lục trong 2019 - 2020USDA: Sản lượng gạo Thái Lan dự báo đạt kỉ lục trong 2019 - 2020

Lyly Cao

ĐHĐCĐ Nam Long: Doanh số quý I ước đạt 1.160 tỷ đồng, có thể đưa ra thị trường 15.000 sản phẩm trong ba năm tới
HĐQT Nam Long định hướng phát triển trong năm 2024 tập trung vào dòng sản phẩm nhà ở vừa túi tiền và hợp với nhu cầu thị trường, mục tiêu bán trên 3.100 sản phẩm với doanh số kỳ vọng đạt 9.554 tỷ đồng.