|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Thị trường ngoại hối hôm nay 13/4: Tiền tệ hàng hóa giảm điểm khi thỏa thuận của OPEC+ không cải thiện lo ngại về nhu cầu dầu thô

19:36 | 13/04/2020
Chia sẻ
Trên thị trường ngoài hối hôm nay, các đồng tiền hàng hóa đều đồng loạt giảm điểm so với đồng USD hoặc đồng JPY trong bối cảnh thỏa thuận giảm sản lượng kỉ lục của OPEC+ không thể giúp thị trường bớt lo lắng về đà lao dốc của nhu cầu dầu thô.

Diễn biến thị trường ngoại hối hôm nay

Hôm nay (13/4), vào lúc 18h45 giờ Việt Nam có 6/10 cặp tiền tệ cơ bản giảm điểm và 4 cặp còn lại tăng điểm.

Thị trường ngoại hối hôm nay 13/4: Các cặp tiền hàng hóa giảm điểm khi thỏa thuận giảm sản lượng của OPEC+ không giảm bớt lo ngại về nhu cầu dầu thô - Ảnh 1.

Tỷ giá 10 cặp tiền tệ cơ bản. (Nguồn: Investing.com)

Trong đó, cặp GBP/USD tăng cao nhất với mức tăng 0,29% và cặp EUR/JPY giảm mạnh nhất cũng với mức giảm 0,61%.

Thị trường ngoại hối hôm nay 13/4: Các cặp tiền hàng hóa giảm điểm khi thỏa thuận giảm sản lượng của OPEC+ không giảm bớt lo ngại về nhu cầu dầu thô - Ảnh 2.

Mức biến động giá trong ngày của các cặp tiền tệ. (Nguồn: Investing.com)

Thị trường ngoại hối hôm nay 13/4: Các cặp tiền hàng hóa giảm điểm khi thỏa thuận giảm sản lượng của OPEC+ không giảm bớt lo ngại về nhu cầu dầu thô - Ảnh 3.

Dù OPEC+ đạt được thỏa thuận giảm sản lượng kỉ lục, nhà đầu tư vẫn hết sức thận trọng

Trong phiên giao dịch hôm nay, các đồng tiền hàng hóa đều đồng loạt giảm điểm so với đồng USD hoặc đồng JPY khi mà thỏa thuận giảm sản lượng kỉ lục của OPEC+ không thể giúp thị trường bớt lo lắng về đà lao dốc của nhu cầu dầu thô.

Các loại tiền tệ hàng hoá (Commodity currency) thường được nhắc đến như: AUD, CAD, RUB, COP,...

Theo Reuters, đồng bạc xanh đã tăng cao hơn so với đồng AUD và NZD - hai đồng tiền được xem là phong vũ biểu cho thấy mức độ rủi ro trên thị trường. Diễn biến của hai cặp tiền hàng hóa chỉ ra rằng nhà đầu tư vẫn còn lo ngại về triển vọng tiêu thụ của dầu thô.

Thị trường tài chính vẫn đang bị đe dọa bởi đại dịch COVID-19, khi các biện pháp kiểm soát dịch bệnh góp phần đẩy nền kinh tế toàn cầu vào một cuộc suy thoái nghiêm trọng.

"Phản ứng ban đầu của hai cặp tiền cho thấy đà lao dốc của nhu cầu dầu thô vượt qua mức giảm sản lượng của OPEC+", ông Yukio Ishizuki - chiến lược gia ngoại hối tại Daiwa Securities (Tokyo), cho hay.

"Đây là tín hiệu tiêu cực cho các nhà sản xuất dầu thô, khuyến khích nhà đầu tư tìm đến các đồng tiền có độ an toàn cao như JPY", ông Ishizuki nói thêm.

Đồng USD có lúc tăng 0,63% so với đồng crown Na Uy và tăng 0,51% so với đồng peso Mexico.

Cuộc họp khẩn cấp tối ngày 12/4 diễn ra trong bối cảnh các quốc gia sản xuất dầu thô gặp khó khăn trong quá trình chốt thỏa thuận giảm sản lượng để thúc đẩy giá dầu thô tăng lên giữa lúc đại dịch COVID-19 kìm hãm nhu cầu nghiêm trọng. Đây là cuộc họp thứ hai trong 4 ngày qua.

Thỏa thuận mới cũng chấm dứt cuộc chiến giá dầu giữa Arab Saudi và Nga từ đầu tháng 3. Khi hai "ông lớn" này cố gắng giành thị phần, căng thẳng giữa họ đã gây thêm áp lực lên giá dầu.

Theo thỏa thuận mới, Mexico sẽ giảm sản lượng 100.000 thùng/ngày thay vì 400.000 thùng/ngày như ban đầu được yêu cầu, theo CNBC.

Quá trình giảm sản lượng 9,7 triệu thùng/ngày sẽ bắt đầu từ ngày 1/5 và sẽ kéo dài đến cuối tháng 6. Sau đó, OPEC+ sẽ tiếp tục giảm thêm 8 triệu thùng/ngày từ tháng 7 đến hết năm 2020 và giảm thêm 6 triệu thùng/ngày trong giai đoạn 1/2021 - 4/2022.

Ban đầu vào ngày 9/4, liên minh OPEC+ đề xuất giảm 10 triệu thùng/ngày - tương đương 10% nguồn cung dầu thô toàn cầu, nhưng Mexico đã phản đối hạn mức cắt giảm được giao, khiến thỏa thuận rơi vào bế tắc.

Các đồng tiền tệ của Na Uy, Mexico và Canada - các nhà sản xuất dầu thô lớn, đã tăng mạnh trong phiên 10/4 sau khi Reuters đưa tin liên minh OPEC+ đạt được thỏa thuận giảm sản lượng qui mô khủng, tuy nhiên các mức tăng này biến mất vào hôm nay khi nhà đầu tư né tránh các tài sản rủi ro cao.

Tâm lí thận trọng của nhà đầu tư cũng góp phần thúc đẩy đồng JPY tăng điểm. Cụ thể, đồng JPY có lúc tăng 0,33% lên 108,15 JPY/USD và tăng hơn 04% so với đồng AUD và NZD.

Ở thị trường quốc tế, đồng CNY có lúc giao dịch quanh ngưỡng 7,0424 CNY/USD. Đại dịch COVID-19 lần đầu bùng phát tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc và đã giáng một đòn đau vào nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Khả Nhân