|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thị trường hàng hóa (4/7): Giá gạo tăng 100 - 500 đồng/kg trong 6 tháng, giá tôm thẻ chân trắng có dấu hiệu phục hồi

20:00 | 04/07/2018
Chia sẻ
Thị trường hàng hóa (4/7) tập trung vào thông tin giá gạo tăng 100 - 500 đồng/kg. Trong khi đó, giá tôm thẻ chân trắng đang có dấu hiệu phục hồi sau nhiều tháng giảm liên tiếp.
thi truong hang hoa 47 gia gao tang 100 500 dongkg trong 6 thang gia tom the chan trang co dau hieu phuc hoi Thị trường hàng hóa (3/7) kim ngạch xuất khẩu gạo sang Malaysia tăng đột biến, sản lượng cà phê thế giới dự kiến tăng kỳ lục
thi truong hang hoa 47 gia gao tang 100 500 dongkg trong 6 thang gia tom the chan trang co dau hieu phuc hoi Thị trường hàng hóa (2/7): Giá cà phê tháng 6 cải thiện, giá heo tăng là rủi ro đối với lạm phát
thi truong hang hoa 47 gia gao tang 100 500 dongkg trong 6 thang gia tom the chan trang co dau hieu phuc hoi Thị trường hàng hóa (29/6): Giá heo tháng 6 giảm, giá gạo Việt vẫn cao hơn Ấn Độ và Thái Lan

1. Trung Quốc di dời lò luyện thép sang Đông Nam Á để tránh thuế quan của Mỹ

Các doanh nghiệp Trung Quốc đã đầu tư hàng tỷ USD vào các dự án thép và than đá khi theo đuổi những thị trường mới bằng việc chuyển sản xuất sang khu vực Đông Nam Á.

Theo tính toàn của Financial Times, trong 4 năm qua, các công ty thép Trung Quốc đã tài trợ 32 triệu tấn công suất hàng năm tại các dự án thép mới ở Indonesia và Malaysia, tương đương hơn 40% lượng thép tiêu thụ trong năm 2016 tại 10 quốc gia thành viên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Thép đã trở thành mặt hàng gây tranh cãi khi căng thẳng thương mại nảy sinh giữa chính quyền Washington và Bắc Kinh, với Mỹ áp thuế quan đối với thép vì cho rằng thép giá rẻ của Trung Quốc đang tràn ngập thị trường toàn cầu.

Cùng với đó, nhu cầu nội địa mạnh mẽ trong năm ngoái cũng khiến Trung Quốc giảm xuất khẩu thép. Thay vào đó, các nhà sản xuất của Trung Quốc di dời công suất sản xuất hiện tại và đầu tư vào nhà máy ở nước ngoài, phần lớn là tại Đông Nam Á, để sản xuất và bán tại những thị trường tăng trưởng nhanh chóng mà không bị đe dọa bởi thuế quan.

2. Xoài Việt đang khó cạnh tranh tại Nhật Bản

Xoài của Việt Nam đang xu hướng giảm tiêu thụ tại thị trường Nhật dù được đánh giá là thơm ngon hơn xoài nước khác.

Chủ tịch Hội Giống cây trồng Việt Nam, Giáo sư Trần Đình Long, hôm 3.7 đã cho biết, quả xoài của Việt Nam đang có xu hướng giảm tiêu thụ tại Nhật Bản, trong khi nhiều mặt hàng rau quả khác có mức tiêu thụ tương đối.

Theo Giáo sư Long, xoài Việt khó cạnh tranh về giá tại Nhật so với xoài của nhiều nước khác, nhất là Thái Lan. Nguyên nhân là do thời gian bảo quản chưa dài, chi phí vận chuyển cao, dù được đánh giá là thơm ngon hơn xoài nước khác được nhập khẩu vào Nhật Bản.

Xuất khẩu xoài Việt Nam sang Nhật Bản, nếu đi đường hàng không, từ TP.HCM, sẽ mất hơn 5 giờ, thời gian vận chuyển bằng đường biển là gần một tuần. Để giảm giá thành, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu chọn vận chuyển xoài bằng đường biển sang Nhật.

3. Xuất khẩu cà phê của Ấn Độ tăng 12% trong 6 tháng đầu năm 2018

Khối lượng cà phê xuất khẩu của Ấn Độ tăng 12% trong nửa đầu năm 2018 so với năm ngoái nhờ nhu cầu cao từ những người mua truyền thống như Italy và Đức. Về giá trị, xuất khẩu cà phê tăng 7% cả về rupee và USD.

Số liệu chính thức cho thấy hoạt động tạm nhập tái xuất tăng đã thúc đẩy xuất khẩu nói chung trong giai đoạn này.

Khối lượng tạm nhập tái xuất tăng 70% lên 48.500 tấn, trong khi xuất khẩu cà phê xanh ghi nhận tăng 2,21% lên 170.856 tấn. Ấn Độ nhập khẩu cà phê rồi tái xuất để tăng giá trị cho cà phê hòa tan.

4. Nga nâng tỷ lệ dự trữ vàng và đồng nhân dân tệ

Ngân hàng Trung ương Nga nâng tỷ lệ dự trữ đồng tiền Trung Quốc và vàng nhằm đa dạng hóa dự trữ ngoại tệ, hạn chế phụ thuộc vào các đồng tiền dự trữ truyền thống như USD.

Theo báo cáo của Ngân hàng Trung ương Nga công bố vào ngày 2/7, tỷ trọng dự trữ nhân dân tệ tăng lên 2,8% trong quý IV/2017 so với 1% trong quý trước đó. Đồng nhân dân tệ và vàng hiện chiếm 1/5 tài sản dự trữ của Nga.

Ngân hàng Trung ương Nga hiện mua vào nhân dân tệ nhiều hơn bất kỳ ngân hàng trung ương nào khác. Với lượng nhân dân tệ mua vào tương đương gần 12 tỷ USD trong nửa cuối năm nay, tỷ trọng nhân dân tệ trong dự trữ của Nga sẽ cao hơn nhiều so với mức trung bình toàn cầu 1,4%.

Đồng tiền Trung Quốc bắt đầu trở thành tài sản được Nga ưu ái hơn kể từ khi Mỹ, Liên minh Châu Âu (EU) và các đồng minh phương Tây áp lệnh trừng phạt nước này vào năm 2014.

5. Ngành thịt heo Mỹ đối mặt với khủng hoảng nhu cầu khi nguồn cung đạt kỷ lục trong tháng 6

Hôm 28/6, báo cáo thị trường heo hàng quý của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết, số lượng heo trên các trang trại của Mỹ trong giai đoạn tháng 3 - tháng 5 tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước, ghi nhận mức cao chưa từng có.

Theo các chuyên gia phân tích, người chăn nuôi đã tăng đàn gia súc, được thúc đẩy thông qua số heo giống kỷ lục, để cung cấp cho bốn nhà máy đóng gói mới, đi vào hoạt động từ cuối năm 2017.

Lượng heo trên thị trường gia tăng đặt ra thách thức về nhu cầu sau khi Trung Quốc đánh thuế bổ sung đối với thịt heo của Mỹ hồi đầu tháng 4, sau khi chính quyền Washington áp thuế cao hơn đối với thép và nhôm từ Trung Quốc.

Còn Mexico sẽ cho phép nhập khẩu thịt heo Mỹ theo hệ thống hạn ngạch mặc dù các biện pháp trả đũa ban đầu để phản ứng với quyết định đánh thuế lên sản phẩm thép, nhôm nhập khẩu từ Mexico của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

"Điều này có thể là rủi ro trong quý IV về mặt lợi nhuận của nhà sản xuất vì nguồn cung lớn được đưa ra thị trường và kích thước nhu cầu không ổn định", ông Jim Robb, Giám đốc Trung tâm Thông tin Tiếp thị Chăn nuôi cho biết.

Báo cáo cung - cầu trước đó của USDA đã dự báo sự gia tăng trong xuất khẩu thịt heo Mỹ và nhu cầu trong nước, dự kiến ​​sẽ giải quyết được nguồn cung đang tăng lên.

6. Nguy cơ tồn đọng 10 vạn tấn đường, tỉnh Phú Yên kiến nghị miễn VAT với mặt hàng đường

Theo UBND tỉnh Phú Yên, địa phương đang đứng trước nguy cơ tồn đọng gần 100 nghìn tấn đường trong niên vụ này. Vì vậy, tỉnh kiến nghị Chính phủ giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với mặt hàng đường từ 5% xuống 0% (trong thời điểm sản lượng đường tồn kho lớn như hiện nay); kiểm soát tình trạng tạm nhập tái xuất, ngăn chặn đường nhập lậu. Chỉ đạo các ngân hàng tạo điều kiện để các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn, giảm lãi vay vốn lưu động và vốn đầu tư dự án cho ngành mía đường.

Niên vụ 2017-2018, lượng đường chế biến của các nhà máy tại tỉnh Phú Yên ước đạt 136 nghìn tấn. Đến nay, các nhà máy đã chế biến được hơn 118 nghìn tấn đường, nhưng mới chỉ tiêu thụ được khoảng 40 nghìn tấn. Trong khi đó, giá đường trước thuế tại các nhà máy giảm gần 4.000 đồng/kg so với vụ trước, khiến gần 25.500 ha mía của nông dân tỉnh Phú Yên gặp khó khăn.

7. Giá tôm thẻ chân trắng có dấu hiệu phục hồi

Thị trường tôm trong tháng 6 tương đối ổn định đối với tôm sú và có dấu hiệu cải thiện đối với tôm thẻ chân trắng.

Tôm sú ướp đá nguyên liệu loại 30 con/kg hiện có giá 170.000 - 190.000 đồng/kg, loại 40 con/kg giá 140.000 - 150.000 đồng/kg, khá ổn định kể từ đầu năm.

Thời điểm đầu tháng, giá tôm thẻ chân trắng có xu hướng giảm do tác động của giá thế giới giảm. Theo đó, loại cỡ 60 đến 100 con/kg dao động từ 70.000-102.000 đ/kg. Tuy nhiên, đến giữa tháng giá ở một số nơi đã bắt đầu có dấu hiệu nhích lên. Hiện, tôm thẻ chân trắng có giá hơn 80.000 đồng/kg đối với tôm loại 100 con/kg, tăng gần 10.000 đồng/kg so với cách đây 2 tuần. Với mức giá này, bình quân nông dân có lãi từ 5.000-10.000 đồng/kg.

8. Giá lúa gạo tăng 100 - 500 đồng/kg trong 6 tháng đầu năm nhờ nhu cầu xuất khẩu

Theo báo cáo từ Bộ Nông nghiệp, trong 6 tháng đầu năm, thị trường lúa gạo có xu hướng tăng nhờ nhu cầu tiêu thụ tăng để trang trải các hợp đồng đã ký với Indonesia và Philippines. Trong đó, lúa thường tăng 100 – 200 đồng/kg, lúa chất lượng cao tăng 400 – 500 đồng/kg.

Về xuất khẩu, khối lượng gạo xuất khẩu tháng 6 ước đạt 604.000 tấn với giá trị đạt 317 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm đạt tăng 24,6% lên 3,6 triệu tấn và tăng 42,4% về giá trị lên 1,8 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2017.

Giá gạo xuất khẩu bình quân 5 tháng đầu năm 2018 đạt 505 USD/tấn, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2017. So với các quốc gia Thái Lan, Ấn Độ, giá gạo xuất khẩu của Việt nam vẫn khó có thể cạnh trạnh khi chi phí sản xuất vụ Hè thu năm nay cao hơn năm ngoái, một thương lái tại TP HCM cho biết. Nguyên nhân chủ yếu là do sự suy yếu của tiền Đồng so với USD.

Xem thêm

Đức Quỳnh