Xuất khẩu cà phê của Ấn Độ tăng 12% trong 6 tháng đầu năm 2018
Số liệu chính thức cho thấy hoạt động tạm nhập tái xuất tăng đã thúc đẩy xuất khẩu nói chung trong giai đoạn này.
Khối lượng tạm nhập tái xuất tăng 70% lên 48.500 tấn, trong khi xuất khẩu cà phê xanh ghi nhận tăng 2,21% lên 170.856 tấn. Ấn Độ nhập khẩu cà phê rồi tái xuất để tăng giá trị cho cà phê hòa tan.
Ảnh minh họa. |
Nguồn cung dư thừa
Đồng rupee rớt giá, giảm gần 8% so với USD trong 6 tháng đầu năm, đã không thể hỗ trợ cho các nhà xuất khẩu Ấn Độ.
Giá cà phê duy trì ở mức thấp kể từ năm 2014 vì thặng dư sản lượng trên toàn cầu. mức giá thấp cũng đẩy giá trị của mỗi lô cà phê xuất khẩu, với giá 161.208 rupee/tấn trong tháng 6 đầu năm nay so với mức 168.090 rupee/tấn cùng kỳ năm ngoái. Ông Ramesh Rajah, Chủ tịch Hiệp hội Những nhà xuất khẩu Cà phê Ấn Độ cho biết, nguồn cung dư thừa từ năm trước đã giúp thúc đẩy xuất khẩu tại Ấn Độ trong hai quý đầu năm 2018.
Tuy nhiên, ong cũng nói thêm xu hướng này có thể không bền vững trong những quý còn lại, đặc biết trong III vì dự báo sản lượng giảm trong năm mùa vụ 2018 – 2019, bắt đầu từ tháng 10.
Ảnh hưởng từ những trận mưa
“Lượng mưa lớn trong những tuần gần đây tại các vùng sản xuất chính Chikmagalur, Kodagu và Hassan tại Karnataka sẽ ảnh hưởng tới mùa vụ sắp tới”, ông Rajah cho biết.
Mặc dù vậy, Cơ quan quản lý cà phê của chính phủ hay các nhà trồng cà phê, và cả giới thương lái vẫn chưa định lượng được ảnh hưởng của những trận mưa lớn đối với quy mô mùa vụ năm 2018 – 2019.
Sản lượng cà phê của Ấn Độ, đã lên mức cao chưa từng có ở 3,480.000 tấn trong năm 2015 – 2016, đã giảm trong những năm thời tiết bất thường ảnh hưởng tới sản xuất.
Trong năm 2017 – 2018, sản lượng cà phê đạt 3.160.000 tấn. Italy, Đức và Bỉ là những người mua hàng cà phê Ấn Độ hàng đầu trong giai đoạn này.