Thị trường hàng hóa (30/3): Giá gạo xuất khẩu Thái Lan tăng, giá heo hơi có thể tăng lên 40.000 đồng/kg
Không công khai phương án giá điện vì sợ... đầu cơ?
VCCI cho biết, hiện nay, các phương án giá điện vẫn được coi là tài liệu mật trước khi công bố. Thông thường, việc tăng giá điện chỉ được thông báo rộng rãi vào đúng thời điểm quyết định tăng giá có hiệu lực. Điều này khiến nhiều doanh nghiệp sử đụng điện gặp khó khăn trong việc lên kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính.
Theo VCCI, việc đưa phương án giá các mặt hàng Nhà nước điều hành giá vào diện thông tin mật có thể xuất phát từ lo ngại tình trạng đầu cơ, găm hàng trước mỗi lần thay đổi giá.
Việt Nam xuất siêu hơn 500 triệu USD trong quí I, nhập khẩu xăng dầu tăng gần 50%
Trong quí I có 13 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỉ USD, chiếm tỉ trọng 69,5% tổng kim ngạch nhập khẩu. Đặc biệt, mặt hàng ô tô có kim ngạch nhập khẩu tăng vọt tới 103,7% lên 1,8 tỉ USD. Nhập khẩu xăng dầu cũng tăng gần 50% lên 1,2 tỉ USD.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, hồi tháng 2, do sự cố ở nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, đã gặp sự cố về phát điện nên không thể sản xuất nhiên liệu. Ngay sau đó, Bộ Công Thương đã tập hợp các cuộc họp với các đầu mối kinh doanh xăng dầu, yêu cầu nhà máy lọc dầu Bình Sơn tăng tối đa công suất sản xuất và sớm đưa nhà máy Nghi Sơn trở lại hoạt động.
Bộ Công Thương đã đề nghị Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam Petrolimex nhập khẩu thêm xăng dầu với mức thuế cao hơn bình thường 10% để bảo đảm cung ứng đủ cho thị trường.
Giá gạo xuất khẩu Thái Lan tăng nhờ nhu cầu nội địa khởi sắc
Tại nhà xuất khẩu hàng đầu, Ấn Độ, giá gạo 5% tấm báo đạt 390 - 393 USD/tấn trong tuần này, giảm so với đỉnh 7 tháng ở mức 392 - 395 USD xác lập vào tuần trước.
"Người mua đang chờ đợi giá điều chỉnh", một nhà xuất khẩu có trụ sở tại Kakinada, miền Nam bang Andhra Pradesh cho biết.
Tạm hoãn giải thể Hiệp hội Muối Campuchia
Việc giải thể Hiệp hội Muối Kampot và Kep đã bị tạm hoãn, với số phận của tổ chức hiện nằm trong tay các quan chức Bộ Công nghiệp và Mỹ nghệ Campuchia.
Quyết định này được đưa ra sau buổi họp giữa các quan chức chính phủ và địa phương hôm 25/3, ông Bun Baraing, đồng giám đốc điều hành của Hiệp hội Muối Kampot và Kep, nói với Khmer Times.
[Phần 2] Châu Á năng động: Trung tâm mới của sự tăng trưởng
Nhân tố đứng sau sự chuyển đổi này là 4 tỉ người tiêu dùng trong khu vực, gần một nửa dân số thế giới. Các thành phố chật ních của châu Á là gốc rễ của hàng loạt vấn đề đô thị, từ ô nhiễm tới tắc đường, nhưng chúng cũng tạo ra khối dữ liệu khổng lồ, thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế số.
Tại tỉnh Chanthaburi của Thái Lan, khu vực được biết đến với các loại quả nhiệt đới, một người nông dân đã trải nghiệm sức mạnh chuyển đổi của cách mạng số lan tỏa khắp châu Á.
Cục trưởng Cục chăn nuôi: Giá lợn sẽ rất sớm chạm mốc 40.000 đồng/kg
Kinh nghiệm cho thấy, thịt lợn chiếm tới 70% nhu cầu thực phẩm của người Việt Nam và rất khó để tìm ra loại thịt nào thay thế. "Nếu thời điểm này, các cơ quan truyền thông, báo chí đẩy mạnh tuyên truyền để người dân không quay lưng với thịt lợn an toàn, nhất là sản phẩm thịt lợn được sản xuất theo chuỗi khép kín từ trang trại đến bàn ăn, thì chắc chắn giá lợn sẽ tăng từ 32.000 - 33.000 đồng lên 40.000 đồng trong thời gian rất ngắn, thậm chí chỉ trong khoảng một tuần", ông Nguyễn Xuân Dương nói.
Trao đổi với NNVN, ông Dương cho biết thêm: Hiện nay, nguồn cung thịt lợn từ các trang trại chăn nuôi trong nước không nhiều. Tuy nhiên, do tâm lý lo sợ của người tiêu dùng đối với sản phẩm thịt lợn khi dịch tả lợn Châu Phi xảy ra, nên nhu cầu sử dụng thịt lợn ở thời đoạn ngắn hạn sẽ bị hạn chế, thay vào đó là các thực phẩm khác như thuỷ sản, gia cầm, thịt bò, thịt trâu, trứng...