[Phần 2] Châu Á năng động: Trung tâm mới của sự tăng trưởng
Nhân tố đứng sau sự chuyển đổi này là 4 tỉ người tiêu dùng trong khu vực, gần một nửa dân số thế giới. Các thành phố chật ních của châu Á là gốc rễ của hàng loạt vấn đề đô thị, từ ô nhiễm tới tắc đường, nhưng chúng cũng tạo ra khối dữ liệu khổng lồ, thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế số.
Tại tỉnh Chanthaburi của Thái Lan, khu vực được biết đến với các loại quả nhiệt đới, một người nông dân đã trải nghiệm sức mạnh chuyển đổi của cách mạng số lan tỏa khắp châu Á.
Đối với ông Roong Suparoj, nông dân trồng sầu riêng 61 tuổi, cuộc sống đã thay đổi nhanh chóng trong vài năm qua nhờ tập Alibaba Group Holding, nhà khổng lồ thương mại điện tử của Trung Quốc.
Xuất khẩu tăng vọt đã kéo giá sầu riêng sản xuất tại Thái Lan lên gấp 3 lần, giúp thu nhập của người nông dân trong mùa thu hoạch năm 2018 lên đến 30 triệu baht (tương đương 945.000 USD).
Nền tảng mua sắm trực tuyến của Alibaba đã tạo ra một quả bom lớn đối với nhu cầu cho loại quả béo ngậy nhưng có vị mạnh này tại Trung Quốc. Khi Chủ tịch Alibaba Jack Ma Yun thăm Thái Lan vào tháng 4/2018, ông đã khiến chính phủ Thái Lan ngạc nhiên khi bán 800.000 trái sầu riêng Thái Lan chỉ trong vòng một phú thông qua hệ thống mua sắm Alibaba.
Alibaba đã thiết lập một cơ sở thương mại điện rộng khắp Trung Quốc, giúp kết nối doanh nghiệp và khách hàng. Đế chế thương mại điện tử này có thể giúp một doanh nghiệp nhỏ và nông dân bán sản phấm của mình cho người tiêu dùng mà không phụ thuộc vào những hệ thống phân phối truyền thống, vốn bị kiểm soát bởi các nhà bán lẻ lớn.
Thương mại điện tử đã hỗ trợ rất tốt cho hoạt động bán sầu riêng của Thái Lan. Ảnh: Takaki Kashiwabara/Nikkei Asia Review.
Alibaba đang xây dựng các trung tâm hậu cần công nghệ cao tại các quốc gia như Thái Lan và Malaysia để đưa sản phẩm địa phương tới thị trường khổng lồ của Trung Quốc.
Trong khi Alibaba theo đuổi kế hoạch vươn ra thế giới, các nền tảng mạng xã hội phát triển một cách nhanh chóng đã giúp các cá nhân tại nhiều quốc gia châu Á bán sản phẩm của mình theo những cách, mà trong quá khứ, chỉ những nhà bán lẻ có thể thực hiện được.
Khoảng 30 triệu người dùng đang bán sản phẩm thông qua WeChat, một nền tảng mạng xã hội và tin nhắn của Trung Quốc, trongkhi Facebook đã trở thành cái tên lớn cho các giao dịch bán lẻ tại Thái Lan và Việt Nam. Rất nhiều nhà bán lẻ trực tuyến nhỏ như vậy đang buôn bán sản phẩm ngoại.
Người dùng tại Đông Nam Á dành trung bình 2 - 3 tiếng mỗi ngày để giao tiếp thông qua Facebook, Twitter và những ứng dụng tương tự, trong khi người tiêu dùng Trung Quốc dành 2 tiếng cho các hoạt động mạng xã hội, theo We Are Social, một công ty nghiên cứu của Anh. Những con số này gấp gần 4 lần của người tiêu dùng Nhật Bản, trung bình dành 48 phút mỗi ngày.
Các quốc gia châu Á cũng chiếm nhiều vị trí đầu trong danh sách người sử dụng mạng nhiều nhất, dẫn đầu là Thái Lan, nơi người dân dành hơn 9 tiếng mỗi ngày lên mạng.
Mua sắm trực tuyến vượt biên giới đã bùng nổ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong vài năm qua, theo ước tính của Alibaba và Accenture. Năm 2020, khối lượng giao dịch quốc tế qua mạng tại khu vực sẽ nhiều hơn 170% so với Bắc Mỹ và 120% so với châu Âu, Alibaba và Accenture dự báo.
Tính tới năm 2014, số liệu tại ba khu vực này đã gần ở mức tương đương.
Châu Á vẫn còn nhiều khoảng trống để tăng trưởng
"Công nghệ có thể phát triển theo cách không thể tượng tượng được khi truyền tới những nơi có môi trường kinh tế hoặc văn hóa khác nhau", Akiya Nagata, giáo sư kinh tế tại Đại học Kyushu, cho biết.
Nguồn: Nikkei Asia Review.
Theo Nikkei Asia Review, vẫn có nhiều khoảng trống để phát triển. Châu Á chiếm 50% dân số thế giới và 30% kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, vào năm 2050, qui mô kinh tế của châu Á sẽ tiếp tục tăng trưởng và chiếm một nửa thế giới, theo ước tính của ADB.
Với việc thu hẹp khoảng cách, bộ mặt kinh tế của khu vực được dự báo tiếp tục thay đổi nhanh chóng.
"Các quốc gia châu Á đóng góp khoảng 50%, đôi khi hơn thế, của tăng trưởng toàn cầu", theo Mercer-Balckman của Ngân hàng Phát triển châu Á. "[Họ] sẽ gia nhập vào tất cả chuỗi giá trị toàn cầu. Và khi sản xuất truyền thống chuyển đổi sang tự động, những công ty của họ sẽ có thể tăng trưởng nhanh hơn nữa. Theo đó tạo ra nhiều việc làm hơn, thông qua mở rộng và nhu cầu".
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/